Bạn thường sợ sệt và e ngại mỗi khi nói tiếng Anh? Bạn không biết nói gì để phát triển cuộc hội thoại? Bạn thấy khó khăn khi giao tiếp tiếng Anh cơ bản trong cuộc sống hằng ngày? Đừng lo, với 52 chủ đề tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu và các bí kíp học hiệu quả dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin hơn trong các tình huống thường ngày.

Bạn đang xem: Tự học giao tiếp tiếng anh

1. Những khó khăn của người mới bắt đầu khi giao tiếp tiếng Anh và giải pháp

1.1. Tâm lý ngại không dám nói, sợ mắc lỗi, sợ sai 

Tâm lý chính là rào cản lớn nhất khi học giao tiếp tiếng Anh, khiến bạn không dám nói ra, phát âm ra. Chúng ta dành ra trung bình từ 7 đến 12 năm để học tiếng Anh (từ tiểu học đến hết cấp 3), trong thời gian đó chúng ta tích lũy được kha khá từ vựng và ngữ pháp, nhưng lại không được sử dụng chúng để luyện tập giao tiếp tiếng Anh nhiều. Chính vì chúng ta không có nhiều điều kiện để thực hành dẫn đến tâm lý xấu hổ, e dè mỗi khi nói tiếng Anh. Nếu cứ tiếp tục như vậy, chắc chắn tình hình giao tiếp sẽ không được cải thiện mà còn mất đi nhiều cơ hội phát triển trong học tập và làm việc.

Giải pháp

Chìa khóa để giải quyết chính là nằm ở bạn, chúng ta hãy chấp nhận và đón nhận lỗi sai như một người bạn đồng hành mỗi khi học nói tiếng Anh. Bất kỳ ai khi mới bắt đầu học giao tiếp tiếng Anh cơ bản cũng đều mắc phải những lỗi về phát âm, sau quá trình rèn luyện sẽ dần đúc kết được: Cách phát âm đúng các âm tiết, cách nhấn đúng trọng âm của từ, cách nối từ trong một câu và rèn luyện được ngữ điệu tự nhiên. Chính vì thế chúng ta cần loại bỏ ngay tâm lý sợ hãi và chăm chỉ luyện tập hằng ngày thôi nào!

1.2. Không biết mình đã phát âm chuẩn chưa

Đây cũng là một trong những khó khăn chung của những người bắt đầu học giao tiếp tiếng Anh. Phát âm chính là bước khởi đầu để hỗ trợ cho kỹ năng nghe, nói và đọc. Đặc biệt khi giao tiếp với người nước ngoài, phát âm sai sẽ dẫn đến đối phương không thể hiểu mình đang nói gì và chúng ta cũng không thể nghe được họ đang nói gì.

Giải pháp

Để cải thiện khó khăn này, chúng ta cần nắm rõ cách phát âm chuẩn bảng IPA quốc tế cho người mới bắt đầu, bao gồm 44 âm tiết, cấu tạo nên hơn 50.000 từ vựng trọng tiếng Anh. Ngoài việc học phát âm chuẩn từng âm, bạn cần học cách nối âm và luyện ngữ điệu khi nói tiếng Anh. Điều này trở nên thật đơn giản với hệ thống bài viết và video chất lượng của Langmaster, được biên soạn và thực hiện với 100% giáo viên bản ngữ, giúp bạn học phát âm dễ dàng và “tắm” tiếng Anh thường xuyên theo các chủ đề tiếng Anh giao tiếp cơ bản thường ngày.


Tổng quan phát âm tiếng Anh: 44 ÂM IPA CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

1.3. Thiếu vốn từ vựng và khó khăn khi áp dụng vào trong giao tiếp

Trong khi giao tiếp tiếng Anh, bạn đã bao giờ rơi vào tình huống, biết mình muốn nói gì những không thể tìm ra được từ vựng để diễn đạt hoặc không biết sắp xếp từ đó trong một câu nói sẽ như thế nào? Chúng ta đã được học rất nhiều từ vựng từ khi bắt đầu học tiếng Anh nhưng hầu như không áp dụng được vào giao tiếp, vì rất ít khi được thực hành luyện nói.

Giải pháp

Đã đến lúc bạn tìm kiếm cho mình phương pháp học từ vựng hiệu quả cho người mới bắt đầu. Hiện nay, người mới bắt đầu học tiếng Anh có một số phương pháp học như: học từ vựng theo chủ đề, học từ vựng theo ngữ cảnh,…nhưng để hiểu sâu và nhớ lâu thì cần phải thường xuyên áp dụng vào thực tế. Tại Langmaster có hệ thống 52 video bài giảng học tiếng Anh giao tiếp cơ bản theo chủ đề, được thực hiện bởi giáo viên bản ngữ, bao gồm các từ vựng, các cấu trúc câu và các đoạn hội thoại mẫu, chắc chắn sẽ giúp bạn học tiếng Anh giao tiếp một cách hiệu quả hơn.

2. 52 chủ đề tiếng Anh giao tiếp cơ bản hằng ngày

Tự học tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề cho người mới bắt đầu là một quá trình dài, bạn cần nỗ lực và kiên trì theo những mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Có người học trong vòng một năm mới thấy kết quả rõ rệt nhưng có những người chỉ cần học 3 tháng là đã giao tiếp tiếng Anh tốt. Đó chính là kết quả của việc có mục tiêu và phương pháp học đúng đắn, một trong các phương pháp học hiệu quả đó là học giao tiếp tiếng Anh theo chủ đề.

Lợi ích khi học học tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề đó là: Dễ dàng tổng hợp từ vựng và mẫu câu giao tiếp theo chủ đề; Biết cách áp dụng các mẫu câu giao tiếp vào trong các tình huống thực tế; Luyện tập giao tiếp hằng ngày giúp đẩy nhanh quá trình hiểu và ghi nhớ.

Dưới đây là 52 chủ đề tiếng Anh giao tiếp cơ bản hằng ngày thông dụng nhất, các bạn cùng ấn vào bài viết để thực hành nhé:

3. Một số video tự học tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề cho người mới bắt đầu

3.1. Các câu giao tiếp tiếng Anh cơ bản của Tây trong tình huống thực tế


TOP CÁC CÂU GIAO TIẾP TIẾNG ANH CỦA TÂY TRONG TÌNH HUỐNG THỰC TẾ

3.2. Các câu giao tiếp tiếng Anh cửa miệng của người bản xứ


70 CÂU GIAO TIẾP CỬA MIỆNG TÂY NÓI SUỐT NGÀY

3.3. 150 câu giao tiếp tiếng Anh siêu ngắn trong các tình huống thông dụng


LUYỆN NGHE TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU: 150 CÂU SIÊU NGẮN

3.4. Các câu giao tiếp tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề cơ bản để hỏi và chỉ đường


Học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày - 6 phút biết tuốt cách HỎI và CHỈ ĐƯỜNG bằng tiếng Anh

3.5. Tuyệt chiêu bắt chuyện với Tây tự nhiên nhất


Học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày - Tuyệt chiêu bắt chuyện với Tây "tự nhiên nhất"

3.6. Các câu giao tiếp tiếng Anh cơ bản để nói về sức khỏe


40 tuyệt chiêu để nói về SỨC KHỎE bạn nên biết

3.7. Các câu giao tiếp tiếng Anh hay sử dụng trong lớp học


Tiếng Anh giao tiếp thông dụng theo chủ đề - 31 mẫu câu phải biết trong lớp học tiếng Anh

3.8. Các câu giao tiếp tiếng Anh cơ bản sử dụng tại sân bay


4. Lộ trình học tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề tại nhà cho người mới bắt đầu

4.1. Xác định mục tiêu và phương pháp học phù hợp

4.1.1. Xác định trình độ hiện tại

Trong quá trình chinh phục tiếng Anh giao tiếp cơ bản, bạn sẽ đặt mục tiêu rõ ràng hơn, có tính khả thi cao hơn nếu biết được trình độ hiện tại của mình và mốc mình muốn đạt được. Trình độ tiếng Anh được đánh giá theo các thang A1, A2, B1, B2, C1, C2 theo khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR)

=> Các bạn đăng ký test online miễn phí tại đây

4.1.2. Xác định thời gian cần học để lên trình độ

Sau khi đã xác định rõ trình độ tiếng Anh của mình, chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn về lượng thời gian cần thiết để đạt đến trình độ tiếp theo. Để từ một người mới bắt đầu lên trình độ A1, bạn cần 90-100 giờ; lên trình độ A2, cần 180-200 giờ; lên trình độ B1, cần 350-400 giờ; lên trình độ B2, cần 500-600 giờ; lên trình độ C1, cần 700-800 giờ và lên trình độ C2 là 1000-1200 giờ. Có thể hình dung cụ thể như sau:

Bảng trên giúp bạn hiểu rõ rằng để đạt được một trình độ nhất định, bạn phải bỏ đủ số thời gian và công sức để học tập và rèn luyện. Trong suốt thời gian học tập, để đạt đến một trình độ nhất định, sẽ có những lúc bạn thấy nản lòng vì học mãi mà chưa thấy tiến bộ hãy tự nhủ với bản thân rằng: muốn đạt đến trình độ khác thì cần phải học đúng tài liệu, đúng phương pháp, đủ thời gian, nội dung và rèn thói quen luyện giao tiếp tiếng Anh cơ bản hằng ngày.

4.1.4. Định hướng phong cách học phù hợp

Sau khi nhận định rõ được trình độ tiếng Anh và thời gian cần thiết để đạt được trình độ mong muốn, thì phong cách học tập phù hợp chính là một yếu tố quan trọng nữa không thể bỏ qua đối với người mới bắt đầu. Bạn có bao giờ thắc mắc: “Tại sao cùng một giáo viên, cùng một môi trường học, cùng trình độ mà nhiều bạn có sự thay đổi và tiến bộ vượt bậc đến vậy? Vậy điều gì tạo nên sự khác biệt đó?”. Ngoài mục tiêu rõ ràng, sự kiên trì và kỷ luật thép, bạn cần tìm cho mình một phong cách học khơi gợi sự hứng thú và hiệu quả.

Theo nhiều nghiên cứu về quá trình học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu, có 3 phương pháp tiếp nhận thông tin được sử dụng chủ yếu: qua hình ảnh, qua âm thanh và qua vận động cảm xúc. Mỗi người có một thế mạnh riêng, do đó chúng ta có xu hướng tiếp nhận thông tin trội hơn ở một khía cạnh nào đó.

Đối với nhóm người thị giác (hình ảnh): nên sử dụng các biểu đồ, đồ thị, tranh minh họa, dàn ý, sơ đồ tư duy để hỗ trợ cho việc ghi nhớ; đọc lại tài liệu nhiều lần và sử dụng bút nhớ để ghi lại những phần quan trọng trong bài; cố gắng hình dung, tưởng tượng ra chủ đề đang thảo luận hoặc giao tiếp.Đối với nhóm người thính giác (âm thanh): tận dụng các nguồn nghe online miễn phí như Youtube, Podcast, audio, news, video hoặc phim; sử dụng các hoạt động liên quan tới thính giác như brainstorming, buzz groups; giao tiếp và thảo luận với giáo viên hoặc người khác; tự giao tiếp với bản thân qua gương.Đối với nhóm người vận động và cảm xúc: sử dụng phương pháp học trải nghiệm như TPR; thực hành bằng cách dạy lại cho người khác; thực hiện thử thách nói và quay lại video chủ đề mình đang học; thực hiện các dự án học tập thực tế khác.

4.2. Học phát âm chuẩn để giao tiếp chuẩn

Phát âm chuẩn góp phần quan trọng trong việc phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh cơ bản, đơn giản như hiểu được người nói và khiến người nghe hiểu được những gì mình nói, tăng sự tự tin khi dùng ngôn ngữ, tăng khả năng kiểm soát và biến đổi lời nói.

Phát âm có thể coi là công cụ để hoàn thiện kỹ năng nói và giao tiếp tiếng Anh, vậy nếu thiếu đi một mảng kỹ năng trong phát âm, mục đích nói được và giao tiếp tốt của bạn cũng khó mà đạt được.

Đó là lý do vì sao Langmaster đưa ra giai đoạn học ngữ âm này để bạn có thể xây dựng nền tảng phát triển phát âm thật vững chắc:

Giai đoạn 1: Phát âm chuẩn theo bảng ngữ âm quốc tế IPAGiai đoạn 2: Học cách ghép âmGiai đoạn 3: Học cách đánh trọng âm của từ và của câuGiai đoạn 4: Học cách đọc ending sound, nối âm, nuốt âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu tự nhiên và các giọng nói (Anh-Anh, Anh-Mỹ,...)

4.3. Củng cố từ vựng theo chủ đề

Một điều hiển nhiên mà ai cũng thấy được đó là muốn nói được một ngôn ngữ trước tiên phải biết từ vựng trước đã. Cũng giống như một đứa trẻ tập nói, ban đầu nó phải lắng nghe, quan sát và gọi tên được những từ đơn lẻ trước như “bà”, “mẹ”, “ba”,... sau đó là các từ dài hơn, khó hơn như “con chim”, “cái bàn”, ‘bút chì”,... Đó chính là quy luật học ngôn ngữ tự nhiên và căn bản nhất - phải học và tích lũy vốn từ vựng trước rồi sau đó mới tạo lập được câu và cả đoạn giao tiếp tiếng Anh.

Từ vựng được phân chia thành Active vocabulary - AV (từ vựng bạn sử dụng nhiều và chủ động ghi nhớ) và Passive vocabulary - PV (từ vựng bạn hiểu nhưng không dùng thường xuyên). Để đạt đến mỗi trình độ kể trên, bạn cần phải có một lượng từ vựng nhất định như dưới đây:

Trình độ A1: 300 AV, 600 PVTrình độ A2: 600 AV, 1200 PVTrình độ B1: 1200 AV, 2500 PVTrình độ B2: 2500 AV, 5000 PVTrình độ C1: 5000 AV, 10000 PVTrình độ C2: 10000 AV, 20000 PV

4.4. Tập trung luyện nghe tiếng Anh theo chủ đề

Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, hoạt động nghe chiếm tới 45% thời gian giao tiếp của một người trưởng thành, trong khi nói chỉ chiếm 30%, đọc chiếm 16% và viết chiếm 90%.

Thêm vào đó, kỹ năng nghe đóng vai trò quan trọng trong việc bổ trợ cho các kỹ năng khác. Khi còn nhỏ, chúng ta thường học tiếng Việt theo quy trình: Nghe - bắt chước - được chỉnh sửa - bắt chước lại cho đến khi chuẩn thì thôi. Ngữ pháp hầu như không đóng vai trò gì quá lớn lao cho tới khi bạn bắt đầu vào lớp một. Bộ não con người được cấu tạo để thu hút âm thanh và hình ảnh, vì thế kỹ năng nghe càng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tư duy và phát triển ngôn ngữ.

Tuy nhiên, để có thể học giao tiếp tiếng Anh hiệu quả và tận dụng tối đa việc nghe, chúng ta nên chọn nguồn nghe phù hợp theo các tiêu chí sau:

Nhiều bạn học viên trước khi tham gia khóa học tại trung tâm đều có chung một thắc mắc: “Em ghi chép, học từ vựng đầy đủ và nắm được ngữ pháp cơ bản rồi mà sao vẫn không thể giao tiếp được?” hay “Em còn học thuộc những đoạn hội thoại mẫu, những mẫu câu mẫu thế nhưng vào trường hợp thực tế em lại chẳng áp dụng được?” và còn rất nhiều trường hợp khác.

Một nghiên cứu tại trường Đại học Syiah Kuala, Indonesia đã chỉ ra rằng những khó khăn chủ yếu nhất khi học tiếng Anh giao tiếp cơ bản là người học gặp phải là không nghĩ ra gì để nói, sợ mắc lỗi, ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ và đặc biệt là thiếu phản xạ.

Phản xạ chính là khả năng bạn có thể hiểu câu hỏi, trả lời đúng trọng tâm và phản xạ lại trong vòng 3 giây. Vậy để rèn luyện phản xạ tốt, bạn phải luyện nói thường xuyên theo chủ đề, trước khi nói bạn hãy vẽ sơ đồ tư duy ra, liệt kê các khía cạnh mình có thể nói khi nói về chủ đề đó và luyện tập nói các câu ngắn dựa trên nội dung mình vừa phát triển. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng không biết nói gì khi giao tiếp đấy!

5. Bí quyết học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả

5.1. Học theo mục tiêu và lộ trình đã đặt ra từ ban đầu

Với lộ trình mà Langmaster đã gợi ý ở trên, chắc hẳn bạn đã có hình dung rõ ràng hơn về quá trình học tiếng Anh sắp tới của mình. Bạn hãy tự đặt ra mục tiêu rõ ràng và phù hợp với khả năng của mình nhé! Việc học theo mục tiêu và lộ trình đã đặt ra từ ban đầu sẽ giúp bạn dễ dàng đo lường được những gì mình đã học, mình còn bao nhiêu ngày nữa để cố gắng và mình đã sắp đạt được kết quả mong muốn chưa.

Nếu sau 1 giai đoạn thực hiện, bạn cảm thấy mình có thể học nhanh hơn hoặc cần chậm hơn thì hãy điều chỉnh sao cho phù hợp. Cứ như vậy bạn sẽ vừa rèn luyện được khả năng tự học tiếng Anh ở nhà vừa học được cách lập kế hoạch đấy!

5.2. Luyện tập thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh

Khi giao tiếp, rất nhiều người thường nghĩ ra câu nói bằng tiếng Việt trước, sau đó mới dịch từng từ sang tiếng Anh (hay còn gọi là kiểu “word by word”). Mặc dù người bản ngữ có thể đoán và hiểu được bạn đang nói gì, nhưng việc này khiến câu nói của bạn trở nên khô cứng và mất tự nhiên khi nói. Vì thế bạn cần hạn chế thói quen này lại và luyện tập cách nói câu hoàn chỉnh trong tiếng Anh trước.

Khi mới bắt đầu học tiếng Anh giao tiếp cơ bản, bạn luyện tập nói chậm rãi, các suy nghĩ của bạn cần chia nhỏ ra để nói từng câu ngắn trước. Sau khi đã thành thạo nói nhiều câu ngắn đúng logic và ngữ pháp tiếng Anh thì bạn hãy luyện tập nói những câu phức tạp hơn.

5.3. Học theo chủ đề gần gũi với cuộc sống của bạn

Trong cuộc sống hằng ngày, bạn sẽ tiếp xúc với nhiều tình huống khác nhau và yêu cầu bạn phải có khả năng giao tiếp đa dạng. Với phương pháp học tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề này, bạn sẽ tiếp thu một cách nhanh hơn và có khả năng áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế.

Tuy nhiên, không phải cứ học càng nhiều chủ đề, càng nhiều từ vựng là bạn sẽ giao tiếp tiếng Anh giỏi. Việc học quá nhiều sẽ dẫn đến học trước quên sau nếu như không áp dụng vào tình huống thực tế. Do vậy, để quá trình tự học tiếng Anh giao tiếp trở nên hiệu quả, bạn hãy biết cách chọn lọc những chủ đề phù hợp và gần gũi với mình. Với 52 chủ đề đã chia sẻ ở trên, Langmaster hy vọng là bạn có thể lựa chọn cho mình những chủ đề phù hợp rồi đấy. Hãy rèn luyện mỗi ngày để tăng phản xạ giao tiếp tiếng Anh cơ bản nhé! 

5.4. Kết hợp luyện nghe khi tự học tiếng Anh giao tiếp

Chu trình học ngôn ngữ của một đứa trẻ thường là NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT, khi còn nhỏ, chúng ta đã được nghe những người thân trò chuyện, rồi bặp bẹ theo, rồi cuối cùng là chúng ta nói chuẩn dần. Có thể nói, việc nghe tốt sẽ khiến việc học giao tiếp tiếng Anh dễ dàng hơn rất nhiều. 

Nghe thường xuyên sẽ giúp bạn quen dần với phát âm và giọng điệu của người bản xứ, gia tăng được lượng kiến thức nạp vào trí nhớ mỗi ngày nên cứ nghe càng nhiều càng tốt. Có 2 kiểu nghe phổ biến dành cho người học tiếng Anh giao tiếp tại nhà là nghe chủ động và nghe thụ động:

Nghe chủ động là nghe có chú ý tới nội dung, cố gắng nắm bắt các từ trong bài tiếng Anh. Với kiểu nghe này, bạn hãy vừa nghe vừa xem phụ đề để luyện phát âm và học từ mới. Đừng quên kết hợp nghe và việc đọc theo bạn nhé!

Nghe thụ động là kiểu nghe phù hợp với những người mới bắt đầu học tiếng Anh. Bạn có thể dùng những video dài, nghe trong lúc làm việc hoặc đi trên xe bus. Mục đích của việc này là giúp bạn làm quen với phát âm và ngữ điệu trong tiếng Anh.

Tuy nhiên để việc học hiệu quả hơn, những người mới bắt đầu học tiếng Anh giao tiếp cơ bản cần kết hợp cả hai kiểu nghe để nhanh chóng nắm được nội dung của bài nghe nhé!

5.5. Tìm người cùng học tiếng Anh giao tiếp ở nhà

Nếu bạn cảm thấy dễ chán nản khi phải tự học nói, tự mày mò một mình thì hãy tìm một người bạn hay một nhóm để rèn luyện tiếng Anh hằng ngày. Ở Langmaster, câu lạc bộ Share
Zone chính là nơi kết nối các bạn muốn được thực hành tiếng Anh giao tiếp hằng ngày, cùng nhau thực hiện các dự án tiếng Anh để hiểu từ vựng và tình huống tiếng Anh, cùng nhau đi “săn Tây” để cải thiện kỹ năng nói. Ngoài ra, hiện nay mạng xã hội phát triển, bạn có thể học tiếng Anh giao tiếp online bằng cách tham gia các hội nhóm trên Facebook, Website kết nối người học tiếng Anh để luyện tập giao tiếp với nhau, tăng phản xạ giao tiếp tiếng Anh. 

Môi trường rèn luyện đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao hiệu quả học tiếng Anh giao tiếp. Nếu bạn muốn nâng cao trình độ, bạn buộc phải tìm kiếm và “tắm” tiếng Anh mỗi ngày. Đặc biệt, bạn có thể thấy điều này ở những em nhỏ hay người bán hàng ở các khu du lịch có người nước ngoài, hằng ngày họ tiếp xúc với rất nhiều người, khiến cho họ có thể nói tốt mặc dù họ có thể chưa viết được tốt. 

Trên đây là tất cả những bí kíp để chinh phục tiếng Anh giao tiếp cơ bản cùng 52 chủ đề giao tiếp tiếng Anh cơ bản thông dụng nhất, hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn phần nào hình dung ra được hành trình bạn sẽ đi và có thêm động lực để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu tự học tiếng Anh của mình. Chúc bạn thành công! 


“Có phương pháp nào học tiếng Anh giao tiếp nhanh không?” “Làm sao để nói tiếng Anhngười Tây?” Hầu hết các mẹo học tiếng Anh đều xoay quanh chủ đề này.Đây là tin tốt hôm nay: Bạn có thể học giao tiếp tiếng Anh mà không phải “vùi đầu” vào những bài học căng thẳng. Luôn có vài điểm mấu chốt, một số thủ thuật ít người quan tâm, nhưng nó giúp bạn tiến bộ vượt bậc so với việc đi theo lộ trình chính thống.Bài viết sẽ tổng hợp tất cả các bước học tiếng Anhgiao tiếp như người bản ngữ.

*
Các bước học anh văn giao tiếp hiệu quả

Nội Dung <Ẩn>

2. Lộ trình học tiếng Anh giao tiếp cho người mất gốc 3. Cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả

1. Tại sao bạn không thể giao tiếp tiếng Anhngười bản xứ?

Bạn đã từng nghe người nước ngoài nói tiếng Việt? Khi chúng ta giao tiếp tiếng Anh thay vì tiếng mẹ đẻ, giọngbạn cũng “lơ lớ” như vậy (Đối với họ).

Có ba lý do chính khiến bạn không thể nói chuyện như người bản ngữ:

Rất khó để phân biệt những âm vốn không tồn tại trong tiếng Việt

Ví dụ đơn giản nhất, đối với người nói tiếng Anh bản địa, khác biệt giữa “sheep” và “ship” rất rõ ràng, nhưng đối với Newbie học giao tiếp, đây là cả vấn đề.

Tiếng Anh (hoặc bất kì ngôn ngữ mới nào) yêu cầu sử dụng cơ miệng theo cách mới

Nếu bạn từng đọc bản nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh, bạn sẽ nhận ra một số âm đọc hoàn toàn khác so với tiếng Việt.

Nói tiếng Anh, nghĩ tiếng Việt

Bạn sẽ nói “mưa như trút nước” bằng tiếng Anhthế nào?

Đối với cao thủ, họ sẽ sử dụng thành ngữ “rain cats and dogs”, nhưng nếu bạn không biết, chỉ cần đơn giản nói “it’s a heavy rain”.

Cố nói chính xác từng từ theo tiếng Việt là sai lầm khiến bạn không thể giao tiếp tiếng Anh lưu loát. Vấn đề này đủ nghiêm trọng để dành một phần riêng, tôi sẽ hướng dẫn cách giải quyết ở phần 3.1.


*

*

*

Sau khi đã biết cách phát âm cơ bản, bạn cần tích trữ vốn từ vựng sử dụng trong từng tình huống cụ thể.

Vậy vấn đề ở đây là, bạn có nên học càng nhiều từ mới càng tốt?

Đây là sai lầm mà ngay cả giáo viên dạy tiếng Anh giao tiếp cũng phạm phải:Khuyến khích học viên học theo những giáo trình dày đặc từ vựng theo chủ đề, từ mua sắm, du lịch, thương mại…

Trên thực tế, bạn chỉ cần khoảng 3000 từ vựng, những từ này đủ sử dụng cho 90% cuộc trò chuyện khi giao tiếp tiếng Anh căn bản.

Sau khi đã vận dụng được từ vựng vào giao tiếp căn bản, bạn có thể chuyển sang học những từ tiếng Anh chuyên ngành tùy nhu cầu sử dụng.

Tôi sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước học từ vựng tiếng Anh, cũng như liệt kê những từ vựng nền tảng cần học trong một bài viết chuyên sâu.


2.3 Kết hợp ngữ pháp tạo thành câu hoàn chỉnh


*

Như đã đề cập, mục tiêu chính khi học tiếng Anh giao tiếp là để người bản ngữ nghe, hiểu.

Khác với lộ trình học tiếng Anh luyện thi IELTs, giao tiếp tiếng Anh thực tế không cần sử dụng quá nhiều cấu trúc ngữ pháp phức tạp.

Tuy nhiên, nắm được các quy tắc ngữ pháp cơ bản như chia thì, cấu trúc so sánh hơn, so sánh nhất…. Vẫn là bắt buộc đối với bất kỳ Newbie nào.

Bạn sẽ không muốn bị gọi là nói tiếng Anh “bồi”.

Vì vậy, hãy tham khảo thêm bài viết tổng hợp những cấu trúc ngữ pháp bắt buộc phải biết Máy Thông Dịch. Com.


2.4 Từng bước luyện nghe tiếng Anh


*

Bạn đã có thể vận dụng được một câu tiếng Anh hoàn chỉnh, đã đến lúc xem cùng một câu đó, người bản xứ sẽ nói như thế nào? Tại sao cách họ nói lại “Tây” hơn bạn?

Tùy đặc trưng địa phương, người bản ngữ thường có cách “lướt từ” khác nhau. Ví dụ: “What’s up?” khi nói chuyện sẽ thành “wassup?”

Ngay cả khi đã học thuộc cụm từ rất kĩ, nhưng khi nghe, bạn sẽ không nhận ra được nếu họ nói lướt.

Bước đầu luyện nghe tiếng Anh, tôi khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 5 bước.

Chọn 1 đoạn hội thoại ngắn và thực hiện từng bước:

Chỉ nghe – Không đọc, tìm keyword để hình dung nội dung.

Lặp lại bước 1, tìm nhiều keyword hơn.

Đọc transcript đoạn hội thoại.

Nghe lại đoạn hội thoại kết hợp đọc transcript.

Nghe lại mà không cần nhìn transcript.


2.5 Luyện nói tiếng Anh theo chủ đề


Đã đến lúc vận dụng toàn bộ kỹ năng hiện tại bằng 1 buổi trò chuyện theo kịch bản.

Lý tưởng nhất, bạn nên tìm một người bạn cùng học tiếng Anh, hoặc tham gia các Group luyện tiếng Anh trên Facebook.

Việc luyện nói theo kịch bản vừa giúp bạn nghe quen, vừa giúp phản xạ tốt hơn.

Ở giai đoạn đầu, bạn sẽ gặp phải tình trạng:

Nghe – Dịch sang tiếng Việt – Nghĩ câu trả lời bằng tiếng Việt – Dịch sang tiếng Anh.

Khi giao tiếp nhiều, luyện nghe nhiều, bạn sẽ:

Nghe – Hiểu câu nói bằng tiếng Anh – Trả lời bằng tiếng Anh (think in English).

Điểm mấu chốt ở đây là bạn cần thực hành thường xuyên để nâng cao khả năng phản xạ.


2.6 Luyện nói tiếng Anh trực tiếp với người nước ngoài


Mọi nỗ lực sẽ chẳng có nghĩa gì nếu bạn không thể giao tiếp tiếng Anh thực tế với người nước ngoài.

Nhưng trừ khi bạn có người thân sống ở nước ngoài, hoặc là người nước ngoài, nếu không, chúng ta cần tìm đối tác thực hành.

Sẽ có ba cách:

• Bạn ra công viên, khu tập trung người nước ngoài sinh sống và bắt chuyện với họ.

• Tham gia một câu lạc bộ tiếng Anh giao tiếp.

• Làm quen với người nước ngoài trên mạng.

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị vài câu tiếng Anh để bắt chuyện tự nhiên, lịch sự. Tôi đã chuẩn bị một số mẫu câu để bạn tham khảo trong 2 link bên dưới. Chỉ cần nhấp vào hình để truy cập bài viết.


3.1 Diễn giải câu nói tiếng Anh theo cách đơn giản

Đây là điểm quan trọng khi giao tiếng Anh: Bạn không cần cấu trúc chuẩn 100%, miễn sao người đối diện hiểu là được.

Vì vậy, hãy học vận dụng những từ vựng đơn giản nhất trước khi học từ phức tạp.

Ví dụ: Nếu muốn khen ai đó, thay vì dùng attractive (thu hút), bạn chỉ cần nói he’s handsome/ good looking.

Tương tự, curious (tò mò) có thể diễn giải một cách đơn giản là “want to know”, cao cấp hơn thì “find out”.

Tất nhiên còn tùy hoàn cảnh thực tế, nếu thi nói IELTs, bạn phải phức tạp hóa câu lên để thể hiện tính chuyên nghiệp.


3.2 Tập sử dụng từ điển Anh – Anh khi học anh văn giao tiếp

Một số từ điển Anh – Anh online miễn phí và phổ biến nhất.

https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/

https://www.dictionary.com/.

Vậy sử dụng như thế nào?

Khi tra bất cứ từ mới nào, hãy thực hiện 3 bước:

• Gõ key vào từ điển Anh – Anh, cố đoán sơ nghĩa.

• Tìm hiểu một số cụm từ đồng nghĩa.

• Tra nghĩa chính xác bằng từ điển Anh – Việt bình thường.

Ví dụ: Tôi sử dụng lại ví dụ “attractive” ở trên, gõ key vào từ điển, bạn sẽ được diễn giải từ theo nghĩa tiếng Anh.

Ngoài ra, bạn sẽ học được một số cụm từ đồng nghĩa đơn giản như beautiful, lovely, handsome…

Khi giao tiếp, nếu không nhớ ra attractive, bạn vẫn có thể sử dụng handsome hoặc lovely.

Theo thời gian, bạn thậm chí không cần tra từ điển Anh – Việt, chỉ cần nhìn từ điển Anh – Anh vẫn đoán được nghĩa và áp dụng vào giao tiếp thực tế nhuần nhuyễn.


3.3 Luyện tập cơ miệng để phát âm tiếng Anh chính xác

Như đã đề cập, khi giao tiếp tiếng Anh, bạn phải sử dụng cơ miệng theo cách khác với tiếng Việt.

Để phát âm chính xác, bạn nên tìm hiểu một chút về articulatory phonetics (Ngữ âm học cấu âm).

Mục tiêu chính là tìm ra chính xác vị trílưỡi, răng và môi khi phát âm.

Sau đó thực hành thường xuyên cho đến khi miệng dễ dàng di chuyển đến những vị trí đó.

Một số kênh Youtube có hướng dẫn khá chi tiết về articulatory phonetics, bạn có thể tìm hiểu thêm trên Youtube.


3.4 Học cụm từ thay vì học từ vựng đơn lẻ

Khi bổ sung từ vựng mới để giao tiếp, bạn nên học theo cụm từ, thay vì từng từ tiếng Anh đơn lẻ.

Ví dụ: Hãy học a glass of wine, a pint of beer, a cup of tea, a pot of coffee…Thay vì chỉ học wine, beer, tea.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhớ tốt hơn bằng cách học từ vựng liên quan.

Ví dụ: Mặt trăng (Moon) sẽ có 4 giai đoạn trong tháng âm: crescent, gibbon, waxing và waning.


3.5 Sử dụng Flashcards để học từ vựng mới

Kỹ thuật học bằng Flashcards dựa trên nghiên cứu Hermann Ebbinghaus, nhà tâm lý học người Đức.

Theo đó, bạn sẽ nhớ một từ (cụm từ) tốt hơn nếu nhìn vào nó một lần/ ngày trong 5 ngày liên tục, thay vì 5 lần trong cùng 1 ngày.

Ứng dụng Flashcard được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Anki.

Nếu bạn muốn học từ nào, chỉ cần tạo một thẻ flash, ghi tiếng Anh ở một mặt, nghĩa tiếng Việt ở mặt còn lại, ứng dụng sẽ “kiểm tra” bạn bằng cách thường xuyên thông báo trên điện thoại (hoặc máy tính).

Bạn chỉ cần nhìn vào mặt tiếng Việt và cố nhớ lại từ vựng tiếng Anh, hoặc nhìn mặt tiếng Anh để nhớ lại nghĩa tiếng Việt.


3.6 Trò chuyện bằng tiếng Anh với Siri

Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng trò chuyện với Siri là cách tuyệt vời để buộc bản thân giao tiếp tiếng Anh rõ hơn.

Vì Siri là một cỗ máy, bạn không thể dựa vào ngữ cảnh hay ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt ý mình muốn nói.

Vận dụng tiếng Anh chuẩn là cách duy nhất để Siri nhận diện được những gì bạn muốn, vì vậy bạn buộc phải nói rõ ràng, chính xác nhất có thể.

Nếu bạn muốn thiết bị hỗ trợ chuyên nghiệp hơn, có thể luyện giao tiếp tiếng Anh với máy phiên dịch Travis Touch mới.


4. Luyện tiếng Anh giao tiếp ở đâu tốt?

Nếu cảm thấy tự học tại nhà không hiệu quả, bạn luôn có thể đi theo hướng luyện tiếng Anh giao tiếp tại các trung tâm.

Ưu điểm so với việc tự học tại nhà là quá rõ ràng:

• Được giao tiếp trực tiếp với giáo viên bản xứ.

• Học theo lộ trình chuẩn.

• Được giải đáp thắc mắc bất kỳ.

Thi, kiểm tra trình độ và tư vấn cho bạn cách học phù hợp với năng lực cá nhân.

Tất nhiên, bạn phải bỏ tiền và chọn trung tâm thật kỹ trước khi đăng ký.

Cần khẳng định rằng không phải cứ học tại trung tâm là có thể giao tiếp tiếng Anh chuyên nghiệp như người bản xứ.

Xem thêm: Sửa lỗi unikey bị gõ tiếng việt bị mất chữ khi nhập nội dung trong word

Một số trung tâm có cách đào tạo vượt trội hơn so với phần còn lại, tôi đã liệt kê trong bài viết riêng. Tìm hiểu ngay học tiếng Anh giao tiếp ở đâu tốt nhất?

KẾT LUẬN

Tới đây, bạn đã biết được cách tự học tiếng anh giao tiếp hiệu quả rồi đúng không nào? Từ đó, bạn sẽ rèn luyện được các kỹ năng nghe nói, đọc viết. Hy vọng bài viết mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn.