3. SÁCH KẾT NỐI: Bài tập trang 14, 15 – Số trừ và số bị trừ4. SÁCH CÁNH DIỀU: Bài tập trang 15 – Số trừ và số bị trừ5. SÁCH CHÂN TRỜI: Bài tập trang 17, 18 – Số trừ và số bị trừ

Bài học trước, chúng ta đã làm quen với Số hạng và Tổng trong phép cộng. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu tên gọi các thành phần trong phép trừ qua bài học Số bị trừ – Số trừ – Hiệu. Vậy số trừ và số bị trừ là gì? Muốn tìm hiệu làm thế nào? Ba mẹ và các con hãy cùng cdvhnghean.edu.vn tìm hiểu về số trừ và số bị trừ để giải bài tập trong sách Toán lớp 2 nhé!

1. Số trừ và số bị trừ là gì? Muốn tìm hiệu làm thế nào?

Trong bài học này, ba mẹ hãy giúp con nắm vững các kiến thức sau:

Ba mẹ hãy cùng con tìm hiểu ví dụ sau đây:

Trong 15 quả táo có 4 quả táo màu xanh. Hãy viết phép tính trừ để tìm số quả táo màu đỏ.

Bạn đang xem: Trong Một Phép Trừ

*
Ví dụ về phép trừ – Toán lớp 2

Để tìm số quả táo màu đỏ, ta thực hiện phép trừ: 15 – 4 = 11. Trong đó: 15 là số bị trừ, 4 là số trừ, 11 là hiệu.

*
Số bị trừ – Số trừ – Hiệu

Vậy ba mẹ giúp con nhận biết các thành phần của phép trừ như sau:

Trong phép tính trừ, tính từ trái sang phải:– số thứ nhất được gọi là số bị trừ;– số thứ hai được gọi là số trừ;– kết quả của phép tính gọi là hiệu

Chú ý: 15 – 4 cũng được gọi là hiệu.

Tiếp theo, ba mẹ cho con giải các bài tập về số trừ và số bị trừ trong SGK Toán lớp 2 để con hiểu bài và ghi nhớ kiến thức lâu hơn.


2. Hướng dẫn giải bài tập số trừ và số bị trừ trong SGK Toán lớp 2

Sau đây là một số dạng bài tập về số trừ và số bị trừ mà con sẽ được làm quen:

Dạng 1: Viết tên các thành phần trong phép trừDạng 2: Tìm hiệu khi biết số bị trừ và số trừDạng 3: Điền số còn thiếu vào bảngDạng 4: Điền số còn thiếu trong hình vẽDạng 5: Giải toán có lời văn

Dưới đây, cdvhnghean.edu.vn giới thiệu đến phụ huynh và học sinh hướng dẫn giải bài tập số trừ và số bị trừ trong SGK Toán lớp 2:

Kết nối tri thức với cuộc sốngCánh diềuChân trời sáng tạo

3. SÁCH KẾT NỐI: Bài tập trang 14, 15 – Số trừ và số bị trừ

Bài 1 trang 14 – Hoạt động

Phương pháp giải:

Nhận biết số bị trừ, số trừ và hiệu trong phép tính để điền giá trị thích hợp.

Lời giải:

*

Bài 2 trang 14 – Hoạt động

*

Phương pháp giải:

Lấy số bị trừ trừ đi số trừ ta được hiệu.

 Lời giải:

*

Bài 3 trang 14 – Hoạt động

Phương pháp giải:

Đặt tính dọc rồi thực hiện phép tính trừ để tìm hiệu.

Lời giải:

*

Bài 4 trang 14 – Hoạt động

*

Phương pháp giải:

Muốn tìm số ô tô còn lại trong bến xe ta lấy số ô tô ban đầu trừ đi số ô tô rời bến.

Lời giải:

Bến xe còn lại số ô tô là:

15 – 3 = 12 (ô tô)

Bến xe còn lại 12 ô tô.

Bài 3 trang 15 – Luyện tập

*

Phương pháp giải:

a)

Bước 1: sắp xếp các số trên toa tàu theo thứ tự từ lớn đến bé.

Bước 2: so sánh thứ tự mới so với thứ tự ban đầu để xác định 2 toa tàu cần được đổi chỗ.

b)

Bước 1: so sánh các số ở đoàn tàu B để tìm số lớn nhất và bé nhất.

Bước 2: tính hiệu của hai số lớn nhất và bé nhất vừa tìm được.

Lời giải:

a) Sắp xếp các số trên toa tàu ở đoàn tàu A ta được: 70 > 60 > 50 > 40.

Vậy ta cần đổi chỗ của hai toa số 70 và toa số 50 với nhau để được thứ tự từ lớn đến bé.

b)

So sánh các số ở đoàn tàu B ta xác định được số lớn nhất là 41 và số bé nhất là 30.

Hiệu của số lớn nhất và số bé nhất ở đoàn tàu B là:

41 – 30 = 11

Bài 4 trang 14 – Luyện tập

Phương pháp giải:

Lấy một cặp số bị trừ và số trừ để tìm hiệu. Nếu kết quả bằng bằng một trong hai hiệu đã cho (43 hoặc 22) thì ta viết phép tính.

Thực hiện như trên với tất cả các cặp số bị trừ và số trừ để tìm các phép tính còn lại.

Lời giải:

Từ các số bị trừ, số trừ và hiệu đã cho, ta lập được các phép trừ sau:

45 – 2 = 43

54 – 32 = 22

4. SÁCH CÁNH DIỀU: Bài tập trang 15 – Số trừ và số bị trừ

Bài 1 trang 15 – Hoạt động

Phương pháp giải:

Nhận biết số bị trừ, số trừ và hiệu của phép tính để xác định giá trị của các thành phần đó.

Lời giải chi tiết:

Trong phép tính 27 – 4 = 23 ta có:

27 là số bị trừ.

4 là số trừ

23 hoặc 27 – 4 gọi là hiệu.

Trong phép tính 57 – 11 = 46 ta có:

57 là số bị trừ.

11 là số trừ

46 hoặc 57 – 11 gọi là hiệu.

Bài 2 trang 15 – Hoạt động

Phương pháp giải:

Để tìm hiệu ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.Sau đó ta có thể “đặt tính rồi tính” để tìm kết quả của phép trừ.

Lời giải:

*

Bài 3 trang 15 – Hoạt động

Phương pháp giải:

Quan sát số trên bảng của mỗi bạn để xác định các thành phần của phép cộng hoặc phép trừ.Nhẩm tính tổng của hai Số hạng và so sánh với Tổng và tìm được “bạn”.Nhẩm tính hiệu của Số bị trừ và Số trừ và so sánh với Hiệu ta cũng tìm được “bạn”.

Lời giải:

Nhẩm tính tổng của hai Số hạng:

 30 + 40 = 70

Vậy ta tìm được 3 bạn ở bên trái cùng một nhóm.

Nhẩm tính hiệu của Số bị trừ và Số trừ:

70 – 30 = 40

Vậy ta tìm được 3 bạn ở bên phải cùng một nhóm.

5. SÁCH CHÂN TRỜI: Bài tập trang 17, 18 – Số trừ và số bị trừ

Bài 1 trang 17 – Hoạt động

Phương pháp giải:

Quan sát các phép tính để xác định Số bị trừ, Số trừ, Hiệu.

Lời giải:

Trong phép tính 10 – 4 = 6, 10 là số bị trừ, 4 là số trừ và 6 là hiệu.

Trong phép tính 95 – 10 = 85, 95 là số bị trừ, 10 là số trừ và 85 là hiệu.

*

Bài 2 trang 17 – Hoạt động

*

Phương pháp giải:

Cách 1: Viết phép tính theo hàng ngang và tính nhẩm để tìm hiệu.

Cách 2: Đặt tính rồi tính: viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau và trừ các chữ số lần lượt từ phải sang trái.

Lời giải:

Cách 1: tính nhẩm

a) 9 – 5 = 4

b) 50 – 20 = 30

c) 62 – 0 = 62

Cách 2: Đặt tính rồi tính

*

Bài 1 trang 18 – Luyện tập

*

Phương pháp giải:

Để tìm hiệu ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.Đặt tính rồi tính : viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau và trừ các chữ số lần lượt từ phải sang trái.

Lời giải:

*

Bài 2 trang 18 – Luyện tập

*

Phương pháp giải:

Tính nhẩm kết quả của phép cộng.Dựa vào kết quả vừa tính được để tìm kết quả của hai phép trừ ở dưới.

Lời giải:

2 + 8 = 1030 + 50 = 8086 + 0 = 0
10 – 8 = 280 – 50 = 3089 – 9 = 80
10 – 2 = 880 – 30 = 5089 – 0 = 89

Bài 3 trang 18 – Luyện tập

*

Phương pháp giải:

Quan sát các số đã biết ở hình a và b ta thấy: tổng hai số ở hàng dưới bằng số ở hàng trên (2 + 1 = 3, 3 + 5 = 8, 6 + 4 = 10).

Vậy muốn tìm số còn thiếu ở hàng dưới ta lấy số đã biết ở hàng trên trừ đi số đã biết ở hàng dưới.

Lời giải:

a) Quan sát hình vẽ ta thấy số ở hàng trên là 5, số ở hàng dưới là 1.

Số cần điền là: 5 – 1 = 4.

Vậy ta điền vào như sau:

*

b) Quan sát hình vẽ ta thấy:

*) Ở hàng thứ 3 có hai số cần điền:

Số ? thứ nhất ở cạnh 5 là: 6 – 5 = 1. Ta điền 1 vào ô cạnh số 5.Số ? thứ hai là: 4 – 1 = 3. Ta điền 3 vào ô còn lại.

*) Ở hàng thứ 4 có ba số cần điền:

Số ? thứ nhất ở cạnh 4 là: 5 – 4 = 1. Ta điền 1 vào ô cạnh số 4.Số ? thứ hai là: 1 – 1 = 0. Ta điền 0 vào ô tiếp theo.Số ? thứ ba là: 3 – 0 = 3. Ta điền 3 vào ô còn lại.

Vậy ta điền vào như sau:

*

Bài 4 trang 18 – Luyện tập

Phương pháp giải:

Quan sát ví dụ mẫu ta thấy tổng hai số ở hàng dưới bằng số ở hàng trên (30 + 40 = 70).

Vậy muốn tìm số còn thiếu ở hàng dưới ta tìm hiệu của số ở hàng trên và số đã biết ở hàng dưới.

Lời giải:

Tìm hiệu của số ở hàng trên với số đã biết ở hàng dưới ta có:

50 – 20 = 30 ;60 – 40 = 20 ;90 – 90 = 0.

Vậy ta điền như sau:

*

Bài 5 trang 18 – Luyện tập

*

Phương pháp giải:

Tính nhẩm hiệu của hai số gắn với các bó cỏ.Dựa vào kết quả để nối con bò với các bó cỏ thích hợp.

Lời giải:

Hiệu của 25 và 20 là: 25 – 20 = 5.

Hiệu của 17 và 15 là: 17 – 15 = 2.

Hiệu của 89 và 87 là: 89 – 87 = 2.

Hiệu của 16 và 11 là: 16 – 11 = 5.

Xem thêm: Nhạc Phim Hậu Duệ Mặt Trời (Descendants Of The Sun Ost Hậu Duệ Mặt Trời Việt Nam

Hiệu của 45 và 43 là: 45 – 43 = 2.

Vậy ta nối như sau:

*

Trên đây là tổng hợp kiến thức và bài tập về số trừ và số bị trừ – Toán lớp 2. Ba mẹ và các con đừng quên theo dõi cdvhnghean.edu.vn thường xuyên để nhận được nhiều bài học thú vị và bổ ích khác trong chương trình lớp 3 nhé!