(VOH) - Thời kỳ phục hưng là gì? Vì sao người xưa lại nói rằng đây chính là thời kỳ đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nền văn minh nhân loại?

Thời kỳ phục hưng được xem là thời kỳ mà văn hóa và nền nghệ thuật hội họa, đã phát triển tới đỉnh cao của nhân loại. Vậy phục hưng là gì và vì sao thời kỳ này lại được đánh giá cao tới như vậy?

1. Thời kỳ phục hưng là gì?

Thời kì Phục Hưng thường được nhắc đến nhiều nhất vào thế kỷ thứ 16, tuy nhiên ngay từ thế kỷ thứ 14, những mầm mống đầu tiên của văn hóa phục hưng đã được nhen nhóm tại nước Ý (Quattrocento – 1400).

Bạn đang xem: Phong trào phục hưng bắt nguồn từ đâu

Quê hương của phong trào văn hóa phục hưng bắt đầu tại Firenze (Ý) vào thời Hậu Kỳ Trung Đại và chính thức được khởi xướng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17. Về sau nó tiếp tục lan rộng ra khắp Châu Âu (ngoại trừ Nga) với độ phủ sóng không đồng đều.


Trong thời kỳ này, tầng lớp giàu có đã thi nhau trỗi dậy, họ cũng được xem là tiền thân của giai cấp tư sản hiện nay. Nhóm người này đã đứng lên chống lại sự lạc hậu phong kiến thời bấy giờ, mong muốn xây dựng một nền văn hóa mới.

Có thể nói thời kỳ Phục hưng chính là sự chuyển tiếp giữa thời Trung cổ và thời Hiện đại.


“Phục Hưng” có nguồn gốc từ ‘Renaissance’ trong tiếng Pháp, và mang ý nghĩa chỉ sự tái sinh. Ám chỉ việc lật đổ giai cấp cũ và tạo dựng nên một cuộc sống mới, đây cũng chính là thời kỳ đã làm sống lại những tinh hoa văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ. Phục Hưng cũng là từ được dùng để chỉ những dấu mốc lịch sử đã diễn ra trong thời kỳ này.

Phục Hưng có thể được hiểu theo hai nghĩa:

Một là sự khám phá, nghiên cứu và đưa những dấu ấn cổ điển từ sách vở ứng dụng vào nền văn hóa nghệ thuật thời bấy giờ.Hai là để chỉ kết quả của những hoạt động văn hóa, thứ đã đánh thức và ‘hồi sinh’ cho nền văn hóa cổ xưa của nghệ thuật Châu Âu.

2. Nguyên nhân xuất hiện nền văn hóa phục hưng và ý nghĩa ẩn sau

Phục hưng là một phong trào văn hóa, ở đó ẩn chứa tinh hoa của nền văn học tiếng Latinh cũng như các dân tộc có liên quan. Phong trào văn hóa này bắt nguồn từ việc nghiên cứu các tư liệu cổ, nghiên cứu sự hình thành, phát triển của các kỹ thuật vẽ giúp mang đến sự tự nhiên trong mỹ thuật.

2.1 Nguyên nhân và sự xuất hiện văn hóa phục hưng

Phong trào văn hóa phục hưng xuất hiện vào thời kỳ mà Châu Âu đang có sự thay đổi rõ rệt về cả chính trị lẫn kinh tế. Vì vậy những thế lực và giai cấp giàu có bắt đầu mất kiên nhẫn, họ muốn thay đổi chế độ phong kiến xưa cũ, sử dụng tiền và quyền để có được địa vị xứng đáng trong xã hội.

Khi giai cấp tư sản ra đời, họ trở nên giàu có và có thế lực mạnh về mặt kinh tế nhưng lại chưa đạt được địa vị xã hội tương xứng.Con người đã thoát khỏi sự lạc hậu nhờ tiến bộ nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, dần dần nhận thức được bản chất của vạn vật xung quanh.Vì những quan điểm lỗi thời từ thời kỳ phong kiến, giáo lý Kitô đã gián tiếp kìm hãm sự phát triển của tư sản.Giai cấp tư sản mong muốn khôi phục lại những nền văn hóa cổ xưa như Hy Lạp, Rô-ma. Đồng thời, họ cũng muốn xây dựng một nền văn hóa mới, nơi mà giá trị của con người được nâng cao. Mỗi người đều có quyền đòi hỏi về sự tự do cá nhân, cũng như quyền được tìm hiểu và coi trọng nền văn minh khoa học – kỹ thuật.

2.2 Ý nghĩa của văn hóa Phục hưng

Phong trào phục hưng mang ý nghĩa ‘hồi sinh’, là sự lật đổ cái xấu của thời kỳ phong kiến và mở ra kỷ nguyên mới cho nền văn minh nhân loại. Cụ thể như sau:

Tấn công nền trật tự phong kiến: Phong trào phục hưng hướng đến việc đề cao sự tự do, xây dựng thế giới quan ngày càng tiến bộ. Đây cũng là lần đầu tiên tư sản đứng ra chống lại chế độ phong kiến, áp đảo trên cả mặt văn hóa lẫn tư tưởng.Sự trở lại của nghệ thuật cổ đại: Văn hóa cổ điển đã tìm được cho mình cơ hội trở lại đầy ấn tượng, nó có thể được nhìn thấy ở khắp các thành phố lớn thuộc Châu Âu. Trong lúc này, các quy chế của thời Trung cổ đã gần như bị loại bỏ. Các nhạc sĩ hay tác giả hội họa bắt đầu nuôi dưỡng tư duy về thế giới mới, dám đương đầu với những thử thách trong nghệ thuật.Đại diện cho sự hồi sinh của tri thức và khoa học kỹ thuật: Sau nhiều năm bị chế độ cũ áp bức, cuối cùng họ cũng có thể dành sự chú ý cho khoa học, chính trị và trên hết là thuyết nhân học hiện đại đầy sáng tạo.

3. Đặc điểm của văn hóa phục hưng là gì?

Ta có thể hiểu về thời kỳ văn hóa cực thịnh này theo rất nhiều cách khác nhau. Thế nhưng thời kỳ phục nhưng vẫn có những đặc điểm nhất định, giúp ta phân biệt giữa nó và các thời kỳ văn hóa khác trong lịch sử nhân loại. Những đặc điểm có thể kể đến chính là:

Ảnh hưởng lớn của nghệ thuật Hy Lạp: Ta có thể nhận thấy rất nhiều đặc điểm của nghệ thuật Hy Lạp trong những công trình kiến trúc của thời kỳ phục hưng. Người có đóng góp to lớn cho sự thay đổi này chính là Francesco Petrarca, một nghệ sĩ nổi tiếng người Ý.

Nâng cấp tranh sơn dầu: Rất nhiều họa sĩ nổi tiếng tại Cinquecento, Hà Lan đã thành công trong việc khám phá ra cái lợi của việc vẽ tranh sơn dầu. Sự cải tiến mới lạ này đã khiến những bức tranh có được chất lượng vượt trội, giúp chúng tồn tại thật lâu.Sự xuất hiện của các tác phẩm văn học nổi tiếng: Có rất nhiều tài liệu quý của Châu Âu từng bị đánh cắp, thất lạc… Sau khi chúng được tìm lại, các tác giả cho rằng giờ mình đã có thể đi sâu vào những thứ ‘cấm’. Họ muốn dùng những tác phẩm kinh điển làm cảm hứng, cố ý đưa sự cổ kính của thời kỳ trước vào nghệ thuật hiện đại của chính mình. Mức độ cân đối, cân bằng và tỷ lệ: Với sự trở lại của nghệ thuật cổ điển, ba khía cạnh mới đã xuất hiện đó chính là: tỷ lệ, sự đối xứng và cân đối. Ngoại trừ khía cạnh thẩm mỹ, đây còn là sự phản ánh, thể hiện chủ nghĩa khoa học đương đại.Nghệ thuật như một dạng kiến ​​thức: Trong thời phục hưng, tinh thần khoa học đã được áp dụng trong mọi lĩnh vực: điêu khắc, vẽ, và cả văn học.

Nghiên cứu về bản chất: Đây là lúc các nghệ sĩ bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu về thế giới tự nhiên. Trong thời kỳ Phục hưng, sự sáng tạo không còn bị kiểm soát nữa, các nghệ sĩ có quyền tự do khám phá thế giới và vũ trụ theo cách họ muốn.Sự xuất hiện của nền văn hóa mới: Mọi điều người dân muốn đã được đáp ứng với sự ra đời của văn hóa Phục hưng. Các thể loại mới bắt đầu xuất hiện trong tất cả các bộ môn nghệ thuật, ví dụ như việc sáng tạo ra cách vẽ trên vải dựa trên nền tảng tranh sơn dầu.

Có thể nói, thời kỳ phục hưng đã thổi một làn gió mới và mở ra cánh cổng tiếp cận với nền văn minh, khoa học kỹ thuật của nhân loại. Hy vọng với bài viết này, các bạn đã hiểu được khái quát phục hưng là gì và nắm được những nét văn hóa đặc trưng của thời kỳ này.

​Phục Hưng là một phong trào văn hóa thường được xem là bao phủ giai đoạn từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, khởi đầu tại Firenze (Ý) vào Hậu kỳ Trung Đại, sau đó lan rộng ra phần còn lại của châu Âu ở những quy mô và mức độ khác nhau. Phục Hưng bao hàm sự nở rộ của các nền văn học tiếng Latin cũng như các tiếng dân tộc, bắt đầu từ sự phục hồi việc nghiên cứu các tư liệu cổ điển, sự phát triển của phép phối cảnh tuyến tính và các kỹ thuật nhằm biểu diễn hiện thực tự nhiên hơn trong mỹ thuật, và một cuộc cải cách giáo dục tiệm tiến nhưng phổ cập.

Trong chính trị, Phục Hưng đã đóng góp vào sự phát triển những hiệp ước ngoại giao, và trong khoa học là một sự quan tâm lớn hơn tới quan sát thực nghiệm. Các sử gia thường lập luận những biến đổi về trí tuệ này là một cầu nối giữa Trung Cổ và thời hiện đại. Mặc dù Phục Hưng chứng kiến những cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực, cũng như những thay đổi chính trị-xã hội, nó vẫn được biết đến nhiều nhất bởi những thành tựu lớn lao về mỹ thuật và những cống hiến của những vĩ nhân đa tài như Leonardo da Vinci hay Michelangelo đã làm xuất hiện thuật ngữ Vĩ nhân Phục Hưng (“Renaissance Great Man”). Có một cuộc tranh luận kéo dài trong giới sử học về quy mô, phân kì của văn hóa và thời đại Phục Hưng, cũng như giá trị và ý nghĩa của nó. Bản thân thuật ngữ Renaissance, do nhà sử học Pháp Jules Michelet đặt ra năm 1855 cũng là đối tượng của những chỉ trích, rằng nó ngụ ý một sự mô tả thái quá về giá trị tích cực của thời kỳ này.

Phục Hưng đã tác động sâu sắc tới đời sống trí thức châu Âu trong thời sơ kỳ hiện đại. Bắt đầu ở Ý, lan ra khắp châu Âu vào thế kỉ 16, ảnh hưởng của nó hiện diện trong văn học, triết học, mĩ thuật, âm nhạc, chính trị, khoa học, tôn giáo, và các khía cạnh khác của đời sống tinh thần. Các học giả Phục Hưng sử dụng phương pháp nhân văn trong nghiên cứu, và khai thác hiện thực đời sống và cảm xúc con người trong nghệ thuật.

2. Bối cảnh và địa điểm hình thành

Có một sự đồng thuận rằng thời kỳ Phục hưng bắt đầu ở Firenze, Italia, trong thế kỷ 14. Nhiều giả thuyết khác nhau đã được đề xuất để giải thích cho nguồn gốc và đặc điểm của nó, tập trung vào một loạt các yếu tố bao gồm đặc thù xã hội và công dân của Firenze tại thời điểm đó, cấu trúc chính trị của nó, sự bảo trợ của dòng họ thống trị, nhà Medici, và sự di cư của các học giả và các bản văn Hy Lạp sang Ý sau sự thất thủ của Constantinopolis dưới tay người Thổ Ottoman. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều tranh luận về lý do tại sao thời kỳ Phục hưng lại bắt đầu tại Ý, và tại sao nó lại bắt đầu vào một thời điểm như thế. Bởi vậy, một số giả thuyết khác nhau đã được đưa ra để giải thích nguồn gốc của Thời kỳ Phục Hưng. Phong trào Phục Hưng diễn ra trong bối cảnh Tây Âu diaanx ra nhiều sự kiện: - Các máy móc như: vành sắt, máy ngựa, vai cày, xe cút kít, cối xay gió, đồng hồ cơ học, giải toán học,.. - Diễn ra nhiều cuộc phát kiến lớn về địa lý mang lại những hậu quả to lớn vầ sâu sắc đã thúc đẩy sự phát triển KT và thương mại mang tính chất thế giới rõ rệt, làm cho Tây Âu giàu lên nhanh chóng thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo những tiền đề quan trọng cho sự ra đời của g/c TS Châu Âu. - Đây là thời kỳ bùng nổ các cuộc cải cách tôn giáo và cuộc đấu tranh của g/c nông dân chống lại các lãnh chúa phong kiến. Tiêu biểu là cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân Đức thế kỷ XVI. - Đây là thời kỳ CN chuyên chế thằng lợi sỏ một số nước lớn, CN dân tộc được hình thành. - Riêng Italia sở dĩ trở thành quê hương đầu tiên của Vh Phục Hưng vì phong trào ở đây ra đời sớm. Đây vốn là quê hương của nền Vh La Mã cổ đại. La Mã lại tiếp thu nền văn minh Hy Lạp.

3. Nguyên nhân làm xuất hiện phong trào Phục Hưng


*

​Nguyên nhân chính xuất hiện phong trào văn hóa phục hưng: - Hậu kì trung đại, bộ mặt kinh tế Tây Âu có nhiều thay đổi, QHSX TBCN hình thành, sự tiến bộ của KHKT- Do sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến. Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội- Giai cấp tư sản có thể lực về kinh tế nhưng không có địa vị xã hội dẫn tới sự đấu tranh giành địa vị xã hội Bên cạnh đó, sự phát triển khoa học và kỹ thuật của thời Trung Cổ đã góp phần phát triển nên thời Phục hưng.

4. Nội dung tư tưởng phong trào văn hóa Phục Hưng

- Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội.- Đề cao giá trị con người.- Đòi tự do cá nhân.

5. Tính chất của phong trào văn hóa Phục Hưng

- Là phong trào của giai cấp tư sản nên nội dung của nó mang tính chất tư sản. Trong bối cảnh lúc đó, phong trào thực sự là một cuộc cách mạng lớn với những tác động tích cực và toàn diện lên đời sống xã hội. + Phong trào mang tính chất tư sản tiến bộ khi phản ánh nội dung chống giáo hội và chống phong kiến. Điều này phản ánh nhu cầu của giai cấp tư sản đổi mới về văn hoá và thủ tiêu sự kiểm soát của giáo hội đối với tư tưởng. + Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân. + Đề cao tinh thần dân tộc. - Phong trào Văn hoá Phục hưng phản ánh xu thế mới đang lên của giai cấp tư sản, chống lại hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến lỗi thời và khủng hoảng. Vì thế, về cơ bản nó có nội dung tích cực, tiến bộ, thúc đẩy sự phát triển của văn hoá, tư tưởng và khoa học, kĩ thuật.

6. Thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng

Phong trào văn hóa Phục Hưng là khôi phục tinh hoa văn hóa xán lạn cổ đại Hy Lạp, Rô-ma, đấu tranh xây dựng một nền văn hóa mới, một cuộc sống tiến bộ. - Thành tựu :+ Khoa học kỹ thuật có tiến bộ vượt bậc về y học, toán học.+ Văn học nghệ thuật phát triển phong phú với những tài năng như : Lê-ô-ma-đơ Vanh-xi, Sếch-xpia.

3. Ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục hưng

- Lên án giáo hội Ki-tô, tấn công vào trật tự phong kiến, đánh bại tư tưởng phong kiến lỗi thời. - Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hóa tư tưởng. - Đề cao tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ


*

BÀN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PHONG TRÀO PHỤC HƯNG ĐỐI VỚI NHÂN LOẠI?

Với tư các là một phong trào văn hóa, phong trào Phục Hưng đã tác động sâu sắc tới đời sống trí thức châu Âu trong thời sơ kỳ hiện đại. Bắt đầu ở Ý, lan ra khắp châu Âu vào thế kỉ 16. Tầm ảnh hưởng có nó phổ rộng trên khắp các lĩnh vực, phương diện từ trong văn học, triết học, mĩ thuật, âm nhạc, chính trị, khoa học, tôn giáo đến các khía cạnh khác của đời sống tinh thần. Các học giả Phục Hưng sử dụng phương pháp nhân văn trong nghiên cứu, và khai thác hiện thực đời sống và cảm xúc con người trong nghệ thuật. Các nhà nhân văn Phục Hưng như Poggio Bracciolini đã lục tìm những tác phẩm văn học, lịch sử và hùng biện thời Cổ đại viết bằng tiếng Latin trong tàng thư ở các tu viện châu Âu, trong khi sự thất thủ của thành Constantinopolis (1453) tạo nên một làn sóng tỵ nạn của các học giả Hy Lạp mang lại nhiều bản thảo giá trị về Hy Lạp cổ đại, mà phần nhiều đã rơi vào quên lãng trước đó ở phương Tây. Chính trong trọng tâm nghiên cứu mới về tài liệu văn học và lịch sử mà các học giả Phục Hưng khác biệt với các học giả Trung cổ của thời kỳ Phục Hưng thế kỷ 12, những người tập trung vào nghiên cứu các công trình Hy Lạp và Ả Rập về khoa học tự nhiên, triết học và toán học. Trong sự hồi sinh của trường phái triết học tân Plato, các nhà nhân văn Phục Hưng không chối bỏ Cơ đốc giáo, trái lại, nhiều công trình Phục Hưng vĩ đại nhất đã phục vụ nó, và Giáo hội bảo trợ nhiều tác phẩm nghệ thuật Phục Hưng. Tuy nhiên, một sự dịch chuyển tinh tế xảy ra trong cách mà các trí thức tiếp cận tôn giáo phản ánh trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống văn hóa. Hơn nữa, nhiều công trình Cơ đốc bằng tiếng Hy lạp, bao gồm kinh Tân Ước tiếng Hy Lạp, được mang về từ Byzantium lần đầu tiên cho phép các học giả phương Tây tiếp cận chúng. Ảnh hưởng mới của những tác phẩm Cơ đốc bằng tiếng Hy Lạp này, và đặc biệt là sự trở lại Tân Ước nguyên gốc bằng tiếng Hy lạp được những nhà nhân văn Lorenzo Valla và Erasmus khuyến khích, dọn đường cho Cải cách Kháng Cách về sau

Sau khi những bước đi quay về với chủ nghĩa cổ điển trong nghệ thuật được Nicola Pisano thí nghiệm, các họa sĩ Florence, đứng đầu là Masaccio đã nỗ lực minh họa hình dạng con người một cách hiện thực nhất, phát triển các kĩ thuật áp dụng phối cảnh và ánh sáng một cách tự nhiên hơn. Các triết gia chính trị, nổi tiếng nhất là Niccolò Machiavelli tìm cách mô tả đời sống chính trị theo cách lý tính, thay vì lý tưởng hóa như trước kia. Một đóng góp chủ chốt cho chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng Ý là tác phẩm nổi tiếng của Pico della Mirandola, “De hominis dignitate” (“Về Phẩm cách Con người”, 1486), bao gồm một loạt bài tiểu luận về triết học, tư tưởng tự nhiên, niềm tin và ma thuật chống lại bất kì kẻ thù nào trong địa hạt lý trí. Thêm vào việc nghiên cứu tiếng Latinh cổ điển và tiếng Hy Lạp, các tác giả Phục Hưng cũng ngày càng sử dụng rộng rãi các ngôn ngữ dân tộc: kết hợp với sự xuất hiện của in ấn, điều này cho phép ngày càng nhiều người tiếp cận được với sách, đặc biệt là Kinh Thánh

Nhìn chung, Phục Hưng có thể được xem như một nỗ lực của các trí thức, nghệ sĩ nhằm nghiên cứu và tăng cường khuynh hướng thế tục trong đời sống tinh thần châu Âu thông qua sự tái sinh những tư tưởng cổ đại cũng như những cách tiếp cận tư tưởng mới. Một số học giả, như Rodney Stark muốn hạ bớt tầm quan trọng mà họ cho là bị đánh giá thái quá của Phục Hưng, thay vào đó nhấn mạnh những tiến bộ trước đó của các thị quốc Ý trong thời Trung kỳ Trung Đại, tổng hòa của chính phủ chịu trách nhiệm, Thiên Chúa giáo và chủ nghĩa tư bản non trẻ. Phân tích này lập luận rằng, trong khi những quốc gia châu Âu lớn nhất (Pháp và Tây Ban Nha) là các nền quân chủ chuyên chế, và các quốc gia khác thì chịu sự kiểm soát trực tiếp của Giáo hội, những nhà nước cộng hòa độc lập của Ý đã nắm lấy những nguyên lý của chủ nghĩa tư bản và quản lý các điền sản thuộc tu viện, làm nên một cuộc cách mạng thương mại rộng lớn chưa từng có, báo trước và nuôi dưỡng Phục Hưng Từ lâu người ta đã tranh cãi tại sao Phục Hưng là bắt đầu từ Firenze mà không phải nơi nào khác. Một số người nhấn mạnh vai trò của dòng họ Medici, một gia đình nhiều đời là chủ ngân hàng lớn nhất và sau là công tước của Firenze, đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị thành phố cũng như khuyến khích nghệ thuật. Đặc biệt, Lorenzo de’ Medici (1449–1492) tức “Lorenzo Vĩ đại” không chỉ là một nhà bảo trợ nghệ thuật lớn mà còn là người tích cực khuyến khích các gia đình trưởng giả ở Firenze quan tâm tới nghệ thuật và bảo trợ nghệ sĩ. Dưới thời của ông nhiều nghệ sĩ vĩ đại Leonardo da Vinci, Sandro Botticelli, và Michelangelo Buonarroti có cơ hội thể hiện tài năng. Các cơ sở tôn giáo cũng đặt hàng hàng loạt tác phẩm, như tu viện di San Donato agli Scopeti


*

T​Tuy nhiên, sự thật là không phải tới thời Lorenzo nắm quyền Phục Hưng mới ra đời, mà bản thân gia đình Medici cũng chỉ thừa hưởng truyền thống trọng nghệ thuật của Firenze và phát huy nó. Một số người cho rằng Firenze trở thành nơi khởi đầu Phục Hưng là do may mắn, nghĩa là đơn thuần bởi vì những vĩ nhân ngẫu nhiên sinh ra ở đây: cả da Vinci, Botticelli và Michelangelo đều là người xứ Toscana (mà Firenze là thủ phủ). Tuy nhiên các nhà sử học khác phản đối ý kiến cho rằng đây là sự ngẫu nhiên và quy cho truyền thống trọng nghệ thuật của Firenze


*

Sự sáng tạo ra Adam, một tác phẩm nổi tiếng của Michelangelo​

Một trong những đặc điểm phân biệt của mỹ thuật thời kỳ Phục Hưng là sự phát triển phép phối cảnh tuyến tính có tính hiện thực cao. Giotto di Bondone (1267-1337), được coi là người đầu tiên thực hiện một tác phẩm bích họa như là một cánh cửa sổ để bước vào không gian, nhưng tác phẩm của ông đã không gây được nhiều ảnh hưởng cho đến tận thời của Filippo Brunelleschi (1377–1446) và những tác phẩm tiếp theo của Leon Battista Alberti (1404-1472), quan điểm này được chính thức hóa thành một kỹ xảo nghệ thuật. Sự phát triển của quan điểm này là một phần của một xu hướng rộng lớn hơn đối với chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật, đạt đến độ trưởng thành kể từ tranh tường của Masaccio (1401-1428). Để đạt được điều đó, các họa sĩ đã phải phát triển các kỹ thuật khác nhau, nghiên cứu mảng sáng-tối, nổi tiếng nhất trong số đó là trường hợp giải phẫu người của Leonardo da Vinci. Đằng sau những thay đổi trong phương pháp nghệ thuật, là một khao khát được làm mới lại muốn miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, và làm sáng tỏ các tiên đề thẩm mỹ, với các tác phẩm đi đầu của Leonardo, Michelangelo và Raffaello đã đại diện cho đỉnh cao của thuật và đã được nhiều nhiều họa sĩ khác học hỏi. Những nhân vật đáng chú ý khác bao gồm Sandro Botticelli, làm việc cho gia tộc Medici ở Firenze, một người Firenze khác là Donatello và Tiziano Vecelli ở Venezia, cùng nhiều người khác

Đồng thời, tại Hà Lan, khi mà văn hóa nghệ thuật đang phát triển, những tác phẩm tiêu biểu của Hugo van der Goes và Jan van Eyck đã gây nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của hội họa tại Ý, cả về kỹ thuật với sự ra đời của sơn dầu trên vải lẫn phong cách trong sự diễn đạt về chủ nghĩa tự nhiên. (xem Thời kỳ Phục Hưng tại Hà Lan) Sau này, những tác phẩm của Pieter Bruegel il Vecchio đã truyền cảm hứng cho các họa sĩ về chủ đề miêu tả cuộc sống hàng ngày. Sự giao thoa văn hóa bắc-nam châu Âu khiến cho từ thế kỷ 16, có thể nói toàn châu Âu đã chuyển mình sang một nền mỹ thuật mới.


*

Chân dung tự họa của Leonardo da Vinci. Những tác phẩm kinh điển của ông như Mona Lisa, Bữa ăn tối cuối cùngvà Người Vitruvius là đại diện cho nghệ thuật thời Phục Hưng


MỸ THUẬT THỜI PHỤC HƯNG

Như chúng ta đã biết, thời kỳ Phục Hưng hình thành và phát triển mạnh mẽ, để lại những thành tựu to lớn đối với nhân loại. Và một trong những lĩnh vực nổi bật nhất thời kỳ này chính là hội họa. Sự phát triển nghệ thuật ở thời kỳ này rực rỡ đến nỗi con người vĩnh viễn có thể không bao giờ đạt tới trình độ văn hóa nghệ thuật như vậy. Người ta nói Phục Hưng là thời kỳ tái sinh của châu Âu, vì vậy vào thời kỳ này, khi khen một hoạ sĩ nào, người ta thường có thói quen nói rằng : tác phẩm của hoạ sĩ đó có thể sánh ngang với “người xưa”, người xưa đây là những hoạ sĩ Hy Lạp, La Mã cổ điển. Trong thời kì này, các tác phẩm nghệ thuật đạt tới đỉnh cao, hoàn thiện, mẫu mực và định hình về phong cách. Ở thời kỳ tiền phục hưng, mĩ thuật đã đạt được nhiều thành tựu. Song ở một vài tác giả, xét về tranh của họ, bên cạnh sự đổi mới về phong cách vẫn còn đôi chút ảnh hưởng của nghệ thuật thời trung cổ. Nhất là sự thiếu vắng tình cảm thực của con người, sự biểu cảm chưa thật sâu sắc. Nhưng sang thế kỷ XVI, mĩ thuật Ý đã thực sự phục hưng. Một nền nghệ thuật đi theo hướng hiện thực, tự nhiên đã phát triển rực rỡ, để lại nhiều tác giả và tác phẩm có giá trị trường tồn – một phong cách nghệ thuật mới đã thực sự định hình. Thời kỳ này chứng kiến sự phát triển của hội hoạ, điêu khắc và những công trình kiến trúc. Trước Phục Hưng, tranh trên giá chưa thực sự phát triển. Suốt thời kỳ cổ đại và trung cổ, thể loại tranh được sử dụng nhất là bích hoạ(tranh vẽ trên tường) – luôn gắn với kiến trúc. Đến thời kỳ Phục Hưng, nhất là trong thế kỷ XVI nhiều hoạ sỹ với những tác phẩm của họ được nhiều đương thời yêu thích. Chưa bao giờ hội hoạ lại phát triển và đạt được nhiều thành công như ở thời kỳ Phục Hưng. Các thể loại tranh đều được các hoạ sỹ thích thú thể hiện. Được ưa thích nhất là tranh chân dung, tranh tôn giáo, thần thoại, tranh sinh hoạt.

1. Các giai đoạn phát triển của hội họa Phục Hưng ở Ý

Nghệ thuật hội hoạ thời kì phục hưng được chia làm ba giai đoạn cơ bản:

Giaiđoạn 1 – Thời kì Mở đầu: Bắt đầu từ khoảng thế kỉ XIII tại Ý với những tên tuổi như: Sipawe, Giotto di Bontone(1267 – 1337), Donatello(1386 – 1486)… Tranh của Giotto bắt đầu khám phá không gian vào trong tranh, có sự xa gần mặc dù chưa cụ thể, mới chỉ là sơ khai, chưa tách bạch, chiều sâu chưa lớn, chưa rõ ràng…


Huyền thoại thánh Francis của Giotto​

Kế tục của ông là Sipawe, ở ông đã bắt đầu có sự xuất hiện của ánh sáng trong tranh nhưng vẫn chưa tập chung, chưa đúng vị trí, chưa cụ thể…Hình chưa chính xác, cơ thể được vẽ bao bọc bởi những trang phục kín từ đầu đến chân bằng những mảng lớn, giải phẫu, cấu trúc, tạo hình chưa chính xác. Tuy nhiên nếu so sánh với tranh thời Trung cổ thì tranh ở thời kì này đã có những điểm rất khác biệt(tranh thời trung cổ mang tính trang trí, không đề cập đến không gian ba chiều, chưa diễn tả chiều sâu của không gian, hình tượng nhân vật vẽ mảng bẹt, phẳng, ít tả khối, hoặc chỉ là khối đơn giản).

Giai đoạn 2: Kéo dài khoảng 200 năm từ thế kỉ XIV Đến cuối thế kỉ XV. Với những tên tuổi nổi tiếng như: Masaccio, Angelico hay nổi bật là Sandro Botticelli.


Đuổi khỏi vườn địa đàng của Masaccio​

Với Masaccio, ông là người mở đầu cho cho nghệ thuật thế kỉ XV. Ông được thừa hưởng thành tựu về phép phối cảnh, hình hoạ, điêu khắc, ánh sáng trong tranh rõ ràng, các mảng sáng tối trên nhân vật sắc nét, tương phản, được gợi khối tròn và có sự mềm mại. Chiều thứ ba của không gian được diến tả tốt nhờ sự chắc chắn về hình đậm nhạt và tương quan nóng lạnh của màu sắc trong tranh. Ngoài cái đẹp vè hình thể, khối, ông còn thể hiện được rõ tình cảm trên khuôn mặt nhân vật trong tranh như bức tranh ở trên.

Tuy nhiên, khi nói tới giai đoạn này, người để lại nhiều tác phẩm còn giữ được khá nguyên vẹn và nổi tiếng cho tới nay đó là Botticelli. Nói tới ông, người ta hay nhớ tới các bức: Mùa xuân, Sự sinh ra của thần vệ nữ, Lễ truyền tin, …với đề tài tôn giáo và thần thoại. tranh của ông diễn tả rất thành công cơ thể mềm mại, da thịt căng tròn, đầy cảm xóc, thân hình mượt mà, sống động của thần Vệ Nữ, một cái đẹp tổng thể, hài hoà của nhiều yếu tố tạo hình như đường nét, màu sắc, chất biểu cảm của bức tranh đã làm mờ đi những khiếm khuyết trên cơ thể của nàng. Bức tranh này hiện đang được trưng bày trong bảo tàng Uffizi tại Florence.

Ở thời kì này, mỹ thuật đã được đẩy lên một mức cao hơn so với giai đoạn mở đầu. + Về bố cục chặt chẽ hơn, nhiều kiểu bố cục mới, đa dạng hơn. + Hình khối chắc chắn, rõ ràng, mạch lạc. + Tỉ lệ, giải phẫu nhân vật cơ bản hoàn chỉnh, chính xác, cân đối . + Không gian trong tranh rõ ràng cụ thể, có sự tách bạch giữa nhân vật và khung cảnh xung quanh. + Xa gần trong tranh được áp dụng một cách triệt để. + Màu sắc tương đối hài hoà, Êm cúng, tương phản nhẹ. + Tình cảm trong tranh được thể hiện rõ ràng, nhiều cảm xúc của các nhân vật được miêu tả xinh động. + Ánh sáng trong tranh giai đoạn 2 được sử dụng một cách triệt để và sử dụng linh hoạt, tập chung, chính xác, bước một bước xa hơn với giai đoạn đầu.

Giai đoạn 3: Từ khoảng 1490/ 1500 cho đến 1520. Đây được coi là thời kì đỉnh cao của nghệ thuật Phục Hưng, các tác phẩm đạt tới sự hoàn mĩ, tinh tế và trở thành các tác phẩm kinh điển. Các danh họa thời kì này có thể kể tới là tam trụ của nền Phục Hưng: Raphael, Michelangelo và Leonardo da Vinci. Với Michelangelo, hầu hết các tác phẩm để đời của ông đều là điêu khắc, xét về hội họa thì người ta nhớ đến ông qua bức “Ngày phán xét cuối cùng” được vẽ trên tường nhà nguyện Sistine trong 04 năm liên tục và hoàn thành trong khoảng 1536 and 1541.


Trước đó, ông cũng đã treo mình liên tục 4 năm nữa từ 1508 tới 1512 để vẽ nên bức tranh trên toàn bộ trần của nhà nguyện này​


Trần nhà nguyện Sistine​

Nói về Leonardo da Vinci thì người ta không thể không nhắc tới bức tranh “Nàng Mona Lisa” vốn chưa bao giờ ngừng làm vơi giấy mực để bình phẩm về nó (đang được lưu giữ ở bảo tàng Louvre, Pháp).


Nàng Mona Lisa của Davinci​

Hay những bức tranh đầu màu sắc, tinh tế, tỉ mỉ sống động trong bảo tàng Vatican của Raphael.


Trục xuất Heliodorus từ đền thờ​

Tranh của thời kì này chặt chẽ hơn về bố cục, nhiều kiểu bố cục mới, đa dạng hơn và đạt đỉnh cao của nghệ thuật. + Hình khối chắc chắn, rõ ràng, mạch lạc, tả khối chi tiết của từng bộ phận, từng nếp vải, đạt chuẩn cho tất cả các hình thức thể hiện. +Tỉ lệ, giải phẫu nhân vật hoàn chỉnh, chính xác, cân đối về tỉ lệ. Giai đoạn này là đỉnh cao về tỉ lệ con người (7 1/2), chuẩn mực về con người, là một trong những yếu tố tạo thành nghệ thuật Phục Hưng độc đáo. + Không gian trong tranh rõ ràng cụ thể, rộng, có sự kết hợp con người với thiên nhiên, có sự tách bạchgiữa nhân vật và khung cảnh xung quanh, giữa các nhân vật chính phụ với nhau…đây cũng là một trong những yếu tố tạo thành nghệ thuật Phục Hưng vô cùng Phục Hưng độc đáo. + Xa gần trong tranh được áp dụng một cách triệt để, trong tranh thể hiện rõ được đường tầm mắt, điểm tụ…xa gần cả về đậm nhạt, cả về hình. Đạt chuẩn về luật xa gần như bức trường học Athen. + Màu sắc tương đối hài hoà, chắc chắn, ấm cúng tình cảm, tương phản nhẹ, thể hiện được gam màu chủ đạo. + Tình cảm trong tranh được thể hiện rõ ràng, nhiều cảm xúc của các nhân vật được miêu tả xinh động, buồn, vui mừng, giận giữ, đau khổ, lo sợ, hãi hùng, kính phục… + Ánh sáng trong tranh giai đoạn 3 – giai đoạn Phục Hưng được sử dụng một cách triệt để và sử dụng linh hoạt, tập chung, chính xác, bước một bước xa hơn với giai đoạn 2, đi đến thời hưng thịnh, đỉnh cao về hội hoạ mà không thể không kể đến yếu tố ánhsáng trong tranh.

2. Một số họa sỹ tiêu biểu nhất thời kỳ Phục Hưng

2.1. Leonado da Vinci (1452-1519) Leonado da Vinci là nhà bác học có nhiều công trình nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực vật lý, toán học, địa lý, giải phẫu, triết học, âm nhạc, điêu khắc,.. Về hội họa, ông chú trọng diễn tả những nét tinh tế trong đời sống nội tâm. Các tác phẩm nổi tiếng nhất: La Jaconde (Mona Lisa) và Bữa Tiệc Cuối Cùng (The Last Super), Đức mẹ đồng trinh trong hang đá,…


The Last Super - Leonardo da Vinci​

Bữa ăn cuối cùng là bức bích họa 450 x 870cm được sáng tác vào khoảng năm 1495 đến 1498, vẽ trực tiếp lên tường phòng ăn ở tu viện Santa Maria delle Grazie ở Milan, Italy. Nội dung miêu tả khoảnh khắc chúa Jesus nói với 12 môn đồ: "Trong các con có kẻ muốn nộp Ta". Hình ko đủ lớn để thấy sự tinh tế của họa sĩ khi diễn tả phản ứng của từng môn đồ trên nét mặt họ.


La Joconde (Mona Lisa) - Leonardo da Vinci​

Bức tranh được vẽ bằng sơn dầu trên một tấm gỗ dương, hiện được trưng bày tại bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp. Đây là bức tranh làm tốn nhiều giấy mực nhất trong lịch sử

2.2. Michelangelo Buonarroti (1475–1564)

Michelangelo Buonarroti thường được biết đến dưới tên gọi Michelangelo, là nhà điêu khắc, họa sĩ, kiến trúc sư và cũng là nhà thơ.


Pièta - Michelangelo, 1499​

Pietà, tức Đức Mẹ Sầu Bi, miêu tả cảnh Đức mẹ Mary bồng Chúa Jesus sau khi bị đóng đinh lên thập tự giá, hoàn thành khi Michelangelo mới 24 tuổi.


David - Michelangelo, 1504​

Tượng David, hoàn thành năm Michelangelo 29 tuổi, là bức tượng nổi tiếng nhất thời kỳ Phục hưng.

2.3. Raffaello (1483–1520)

Ông tên đầy đủ là Raffaello Sanzio da Urbino là họa sĩ và kiến trúc sư Ý, một trong ba người khổng lồ của mỹ thuật thời Phục hưng, dù mất lúc chỉ mới 37 tuổi. Tác phẩm của ông thường mô tả những phụ nữ đẹp dịu dàng, những quang cảnh tươi vui, sung túc ..


Đức mẹ Sistine - Raffaello, 1514 - sơn dầu trên vải 265x196 cm​

Tác phẩm cuối cùng Raphael vẽ Đức Mẹ, được nhiều nhà phê bình cho là đỉnh cao nhất của nghệ thuật Kitô giáo về đề tài Đức Mẹ tính cho đến ngày nay


Đức mẹ Granduca - Raffaello, 1504 - sơn dầu trên gỗ, 84 x 55 cm​

Tác phẩm được cho là Raphael vẽ ko có nguyên mẫu, chỉ theo trí tưởng tượng về một cái đẹp lí tưởng. Nhiều nhà phê bình đã cho rằng vời "Đức Mẹ Granduca" Raphael đã tạo nên một mẫu mục về hình tượng Đức Mẹ trong hội họa và cả trong tâm thức người phương Tây.


ÂM NHẠC THỜI KỲ PHỤC HƯNG

Bên cạnh những thành tự về khoa học kỹ thuật, về văn học và hội họa thì sự phát triển rực rỡ của một lĩnh vực nghệ thuật khác cũng đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống con người. Đó chính là âm nhạc. Nền âm nhạc lúc bấy giờ cũng là tiền đề cho sự phát triển của nền âm nhạc sau này, với nhiều sự đổi mới so với thời kì trung cổ nền âm nhạc thời Phục Hưng đã mang lại những âm sắc mới mẻ, hấp dẫn, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật.

1. Đôi nét về âm nhạc thời kỳ Phục Hưng

Âm nhạc thời kì Phục Hưng được hình thành từ khoảng thế kỷ 14 vừa kết thúc thời kì trung cổ tiếp nối dòng nhạc baroque. Đây là thời kỳ của những thay đổi mạnh mẽ ở châu Âu khi việc tái khám phá di sản văn tự của Hi Lạp và La Mã cổ đại làm hồi sinh niềm hứng thú lớn lao đối với nghiên cứu khoa học, nghệ thuật...

Với sự cởi mở trong trao đổi học thuật ở châu Âu cũng như sự biến chuyển về chính trị, kinh tế và tôn giáo thời kỳ này đã dẫn tới nhiều thay đổi lớn trong phong cách sáng tác, phương pháp phổ biến âm nhạc, các thể loại âm nhạc mới và sự phát triển của các loại nhạc cụ. Đó là các bản motet và mass phức điệu với lời ca bằng tiếng Latin được soạn để sử dụng trong các nhà thờ lớn và nhà nguyện của cung đình. Các nhạc sĩ lúc bấy giờ đều ưa thích phong cách âm nhạc đơn giản với những giai điệu trôi chảy êm ả, những hoà âm nghe êm tai hơn và ít nhấn mạnh vào đối âm như thời kì trung cổ. Âm nhạc lúc bấy giờ đã trở thành phương tiện để biểu diễn cảm xúc cá nhân, các nhạc sĩ cũng tìm nhiều cách khiến cho phần nhạc biểu cảm hơn. Đến cuối thế kỉ 16, các nhà soạn nhạc bắt đầu có nhiều nguồn bảo trợ hơn: các nhà thờ Công giáo, nhà thờ Tin Lành, triều đình, các nghệ sĩ tài tử phong lưu và cả các nhà phát hành âm nhạc. Bên cạnh đó nhờ phát minh ra máy in năm 1450 mà các bản nhạc được in ấn hàng loạt và phổ biến rộng rãi, đến khoảng những năm 1460 thì các bản nhạc được phổ biến hầu hết châu âu Thời kì Phục Hưng các nhạc sĩ bắt đầu để mắt và sử dụng các quảng bá nhiều hơn, nhạc phức điệu được trau chuốc, mang tính độc lập và cho thấy được sự đơn giản hoá so với các thời kì trước. Thời kì Phục Hưng là thời kì cho thấy được sự gia tăng đáng kể của âm vực trong âm nhạc-so với thời Trung Cổ, biên độ âm vực hẹp tạo ra sự tương phản lớn khi chuyển đoạn, cuối thế kỉ 15 thì các đặc tính của âm vực bắt đầu bị tan vỡ do sự xuất hiện của quãng năm.Những đặc điểm cơ bản của thời kì Phục Hưng; âm nhạc dựa trên giai điệu, kết cấu phong phú hơn, kết cấu âm nhạc thiên về hoà quyện, hoà âm được chú trọng nhiều hơn. Hai thể loại chính của thời kì này đó là: Dòng nhạc thế tục và dòng nhạc nhà thờ.

Dòng nhạc thế tục: là âm nhạc không tôn giáo, tách biệt với tôn giáo. Được phát triển ở thời kì Trung Cổ đến thời kì Phục Hưng thì được sử dụng rộng rãi hơn. Dòng nhạc này viết về tình yêu, châm biếm chính trị, tinh thần thượng võ, các tác phẩm sân khấu và vũ nhạc.Trong âm nhạc thế tục, các nhạc cụ thường được sử dụng và rất phổ biến, lời thơ có thể được kèm theo và được hát. Lời hát được xem là phần quan trọng trong âm nhạc thế tục. Những nhạc sĩ như Josquin des Prez viết nhạc thiêng liêng và thế tục. Ông đã sáng tác 86 tác phẩm thế tục rất thành công. Âm nhạc thế tục cũng được hỗ trợ bởi sự hình thành của văn học trong thời cai trị của Charlemagne đó bao gồm một bộ sưu tập các bài hát thế tục và bán thế tục. Bây giờ chúng ta cùng nghe một ca khúc thuộc thể loại nhạc thế tục nhé.


Âm nhạc nhà thờ: Âm nhạc nhà thờ là âm nhạc viết cho các bản ca trong nhà thờ, hoặc bất kỳ thiết lập âm nhạc phục vụ của Giáo Hội, hoặc tập âm nhạc để bày tỏ lòng thành cũng như cầu nguyện có tính chất thiêng liêng, như một thánh thi, là sự phát triển tự nhiên của thể loại bình ca, Dạng nhạc phức điệu 2 bè đơn giản cuối thời Trung cổ được mở rộng thành phức điệu 4 bè, trong đó mỗi bè đều quan trọng như nhau. Hình thức mới này được gọi là motet. Trái với thời Trung cổ, trong giai đoạn này âm nhạc được chú trọng hơn lời ca. Josquin des PrezGiovanni Palestrina là hai nhạc sĩ nổi tiếng nhất của thời kỳ Phục hưng về thể loại motet. Giai điệu âm nhạc nhà thờ thời kì Phục Hưng bắt đầu được trau chuốc trở nên hoa mỹ hơn, các nhạc sĩ bắt đầu thích thể hiện phong cách hơn là sự truyền bá tôn giáo đây là sự bắt nguồn cho sự hài hoà giữa lời ca và giai điệu. Từ đầu thế kỷ 16, nhà thờ Tân giáo tách khỏi nhà thờ Công giáo kéo theo những thay đổi mạnh mẽ về mọi mặt trong đời sống xã hội. Martin Luther muốn tất cả các tín đồ của ông cùng tham gia vào hoạt động âm nhạc. Vì vậy, trong những nhà thờ Tân giáo, người ta sáng tác những bài thánh ca cho mọi người cùng hát, chứ không chỉ dành cho dàn hợp xướng. Phong cách hợp xướng mới này là nền tảng cho những bài thánh ca ngày nay. Những bài thánh ca được viết cho người hát, nhưng 200 năm sau, Bach đã ứng dụng hình thức này vào những tiểu phẩm cho đàn organ. Có thể nói âm nhạc nhà thờ Thiên Chúa giáo thế kỷ 16 phát triển trên nền tảng của bình ca, còn âm nhạc nhà thờ Tân giáo thế kỷ 17 – 18 phát triển từ thánh ca nhiều bè. Nhà soạn nhạc nhiều tài nhất đầu thời Phục hưng là Guillaume Dufay. Ông đã viết các motet có sự phức tạp gần với phong cách của ars nova cũng như các chanson theo một kiểu mới hơn và nhẹ nhàng hơn. Nhà soạn nhạc nổi bật về thể loại chanson là Gilles Binchois. Ảnh hưởng của những nhà soạn nhạc Bourgogne đến giữa thế kỉ 15 đã suy giảm.


Các nhạc cụ ngày nay chúng ta đang sử dụng như organ, guitar bắt nguồn từ thời kì Phục Hưng phát triển quá từng giai đoạn và có hình dáng hiện đại như bây giờ.

Xem thêm: Vẽ Các Con Vật Đơn Giản, Hình Vẽ Con Vật Cute Cực Dễ, Tổng Hợp Cách Vẽ Các Con Vật Đơn Giản Cho Bé

2. Các trường phái âm nhạc thời kỳ Phục Hưng

Trường phái Bourgogne

Ngược dòng sự phức tạp của phong cách Ars Nova, phần lớn các nhà soạn nhạc đầu thế kỉ 15 đều ưa thích một phong cách âm nhạc đơn giản hơn với những giai điệu chảy trôi êm ả, những hòa âm nghe êm tai hơn và ít nhấn mạnh vào đối âm hơn. Nhà soạn nhạc Anh John Dunstable (1390-1453) là người đầu tiên đẩy mạnh việc sáng tác âm nhạc theo phong cách đơn giản hơn. Những nét thanh nhã trong phong cách của ông sớm được các nhà soạn nhạc châu Âu khác tiếp thu, đặc biệt là những người phục vụ các công tước Bourgogne ở miền Đông Bắc Pháp. Triều đình Bourgogne giai đoạn đó cực kỳ có thế lực và nó đã thu hút các nhà soạn nhạc và nghệ sĩ trên khắp châu Âu. Những nhà soạn nhạc Bourgogne này nổi tiếng bởi những chanson, trong đó một bè giọng thể hiện giai điệu chính và một hoặc hai bè khác đảm nhiệm vai trò phần đệm. Những người Bourgogne cũng phát triển thông lệ sáng tác mass với các phần như một tổng thể hòa nhập mà Machaut đã bắt đầu từ thời Trung cổ. Kết quả là mass trở thành một thể loại bất hủ, về tầm vóc có thể sánh với các giao hưởng thế kỉ 19. Các mass sử dụng một cantus firmus (bè chính, bè cao nhất) thường được dựa trên những chanson hay những giai điệu thế tục khác hơn là dựa trên thánh ca Gregory. Thực tế này phản ánh ảnh hưởng gia tăng của mối quan tâm đến mảng thế tục trong thời Phục Hưng. Trong viết nhạc đối âm, các nhà soạn nhạc thời Phục Hưng dựa nhiều vào kỹ thuật mô phỏng, sự trình bày liên tiếp, gần gụi về khoảng cách trong một hay nhiều bè giọng có cùng ý đồ giai điệu. Kỹ thuật mô phỏng đã được sử dụng từ cuối thế kỉ 14 nhưng trong thời Phục Hưng thì nó trở thành một yếu tố cấu trúc chính trong âm nhạc. Nếu một bè giọng bắt chước một bè giọng khác một cách nhất quán trong một khoảng thời gian tương đối dài, hai bè giọng sẽ hình thành nên một canon. Trong âm nhạc thời Phục Hưng, các cặp bè giọng chuyển dịch trong một canon suốt cả tác phẩm hay một phần tác phẩm trong khi những mô phỏng ngắn hơn diễn ra trong những bè giọng khác. Nhà soạn nhạc quan trọng nhất của trường phái Bourgogne, trường phái thống trị âm nhạc châu Âu vào đầu thời kỳ Phục Hưng, là Guillaume Dufay (1397-1474). Ông đã viết các motet có sự phức tạp gần với phong cách của Ars Nova cũng như các chanson theo một kiểu mới hơn và nhẹ nhàng hơn. Các chanson của Dufay bộc lộ tính trữ tình ngọt ngào du dương chưa từng có trước thời đại mình. Bằng sự tinh thông trong hình thức âm nhạc quy mô lớn, Dufay đã tạo sân khấu cho các thế hệ các nhà soạn nhạc tiếp theo ở thời Phục Hưng. Ở thể loại chanson, tác giả nổi bật nhất là Gilles Binchois (1400-1460).

Trường phái Người Hà Lan

Ảnh hưởng của những nhà soạn nhạc Bourgogne đến giữa thế kỉ 15 đã suy giảm. Từ khoảng năm 1450 đến khoảng năm 1550, hầu hết các chức vụ về âm nhạc quan trọng ở châu Âu do những nhà soạn nhạc sinh vào thời đó ở Hà Lan, Bỉ và những vùng của Pháp kề cận đó nắm giữ. Các nhà soạn nhạc trường phái Pháp-Flemish này thường được gọi là Người Hà Lan theo tên vùng đất quê hương họ. Nói chung những Người Hà Lan ưa thích kiểu âm thanh đồng nhất hơn, chẳng hạn như do một hợp xướng không nhạc đệm tạo ra. Kết cấu âm nhạc chiếm ưu thế của họ là đối âm với mọi bè giọng có tầm quan trọng ngang bằng. Các đặc trưng âm nhạc này tương phản với kiểu âm thanh Bourgogne điển hình, trong đó mỗi bè giọng có màu sắc riêng (chẳng hạn như một giọng solo được hai nhạc cụ solo khác đệm cho) và trong đó một giọng sẽ trội hơn các giọng khác. Những Người Hà Lan tiếp tục truyền thống Bourgogne về sáng tác chanson, motet và mass. Mặc dù nhiều tác phẩm mass xuất sắc được sáng tác vào cuối thế kỉ 15 và đầu thế kỉ 16 nhưng thể loại mass khi đó không tạo ra một sự thách thức như nó đã từng làm đối với những nhà soạn nhạc Bourgogne. Các kỹ thuật cơ bản để thống nhất một bản mass toàn vẹn đã trở thành sở hữu chung của mọi nhà soạn nhạc. Lời ca của mass, vẫn luôn giữ nguyên, khơi gợi ít kiểu phổ nhạc hơn. Phần lớn vì những lý do này, thể loại motet trở thành phương tiện biểu lộ để thử nghiệm. Lời ca, rút từ mọi phần của Kinh Thánh cũng như từ các nguồn khác, gợi ra cho các nhà soạn nhạc nhiều ý tưởng âm nhạc mang tính minh họa. Những Người Hà Lan hàng đầu là Johannes Ockeghem (1425-1497), Jacob Obrecht (1458-1505), Josquin des Prez (1455-1521) và Orlando di Lasso (1530-1594). Chanson của thế kỉ 16 đã xa rời hẳn vẻ hấp dẫn đơn giản của các bài tình ca Bourgogne. Chúng có xu hướng được đối âm tỉ mỉ hoặc là được rót đầy bằng các ngụ ý âm nhạc dí dỏm ám chỉ tiếng gọi chim, tiếng rao của những người bán dạo ngoài phố và những âm thanh tương tự. Các chanson của những nhà soạn nhạc người Paris như Claudin de Sermisy (1490-1562) và Clément Janequin (1485-1558) minh họa cho phong cách về sau. Từ khoảng năm 1530 đến năm 1600, madrigal là thể loại thanh nhạc thế tục phổ biến nhất ở châu Âu. Trong một tác phẩm phổ thơ thường được viết cho bốn hoặc năm giọng hát và ít khi có nhạc đệm, nhà soạn nhạc cố gắng diễn tả cảm xúc mãnh liệt chứa đựng trong từng dòng thơ và đôi khi là từng từ. Luca Marenzio (1553-1599) là một trong những tác giả madrigal Ý nổi bật nhất. Jacques Arcadelt (1500-1568) là người Pháp nhưng đã viết các madrigal ở thành phố Florence nước Ý. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông ở thể loại này là Il bianco e dolce cigno (Thiên nga trắng dịu dàng). Nước Anh cũng có nhiều tác giả madrigal nổi tiếng như Thomas Morley (1558-1602), Francis Pilkington (1570-1638), William Byrd (1543-1623), Orlando Gibbons (1583-1625) và Thomas Weelkes (1576-1623). Sau khi trường phái Bourgogne suy tàn, nước Ý trở thành trung tâm của âm nhạc châu Âu thời Phục Hưng và là nơi tiếp tục các cách tân với trường phái Venice và trường phái Roma (có phần bảo thủ hơn) với Giovanni da Palestrina (1525-1594) là đại diện tiêu biểu nhất. Âm nhạc của ông điển hình cho dòng phức điệu hợp xướng ngang bằng, đều là tiêu chuẩn chính của phong cách âm nhạc Phục Hưng. Các sáng tác hợp xướng phức điệu của trường phái Venice cuối thế kỉ 16 nằm trong số các sự kiện âm nhạc nổi tiếng nhất châu Âu và có ảnh hưởng lớn lên hoạt động âm nhạc của các nước khác. Giovanni Gabrieli (1557-1612) là nhà soạn nhạc tiêu biểu nhất của trường phái Venice. Các cách tân của trường phái Venice cùng với sự xuất hiện của thể loại opera ở Florence giai đoạn đó đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ Phục Hưng và mở ra thời kỳ Baroque trong âm nhạc. Âm nhạc thời kỳ Phục hưng có tiếp thu di sản thời kỳ Trung cổ, nhưng về nội dung tư tưởng nó chống đối lại hệ tư tưởng phong kiến và nhà thờ thống trị trong cả nghìn năm đen tối của thời kỳ trung cổ ấy. Nghệ thuật Phục hưng ca ngợi lòng hy sinh, đề cao chủ nghĩa nhân đạo và biểu hiện tư tưởng tiến bộ của tầng lớp tư tưởng thành thị đang thời son trẻ. Để diễn đạt được nội dung tư tưởng ấy, nghệ thuật phục hưng phục hồi lại cái đẹp toàn mỹ của thời kỳ hưng thịnh nhất trong thời kỳ cổ đại.