Năm 1895, khi đó mới 5 tuổi, Nguyễn Sinh Cung theo cha từ Nghệ An vào Huế lần thứ nhất. Năm 1901, khi mẹ mất, Nguyễn Sinh Cung cùng cha quay trở lại Nghệ An và đổi tên là Nguyễn Tất Thành.

Bạn đang xem: Lời dẫn bài hát người về thăm quê

Năm 1906, khi 16 tuổi, Nguyễn Tất Thành lần thứ hai theo cha rời Nghệ An vào Huế. Từ đây, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã liên tục di chuyển vào phía Nam, vừa học tiểu học, vừa trau dồi vốn chữ Hán, vừa học thêm tiếng Pháp; rồi tham gia dạy học và bắt đầu tham gia các phong trào yêu nước.

Năm 1911, tại Bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn – Gia Định), Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Văn Ba đã xuống tàu buôn Latouche-Tréville làm đầu bếp và xuất dương sang Pháp, bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách phong kiến, thực dân.

Tiếp theo những năm tháng sau đó, trên cương vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp cách mạng, cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân vừa xây dựng kiến thiết đất nước, vừa đấu tranh với giặc ngoại xâm, Người vẫn chưa có dịp trở lại thăm quê hương Nghệ An.


*

“Chúng ta đoàn kết một nhà,

Ấy là nghĩa trọng, ấy là tình sâu”.

Sau đó, Bác nói: "Tôi là một người con tỉnh nhà đã hơn 50 năm xa cách quê hương. Hôm nay là lần đầu trở về thăm tỉnh nhà. Có thể nói là:

Quê hương nghĩa trọng tình cao

Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình!".

Bác khen ngợi những thành tích mà tỉnh Nghệ An đã giành được trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và trong 3 năm hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế; nêu một số khuyết điểm mà cán bộ và nhân dân Nghệ An cần khắc phục như chưa chú ý đến vấn đề thực hành tiết kiệm; chưa làm tốt nghĩa vụ thuế và trả nợ cho Nhà nước.

Về nhiệm vụ của cán bộ và nhân dân Nghệ An, Bác chỉ rõ: cải thiện đời sống của nhân dân là mục đích của Đảng và Nhà nước, nhưng phải hiểu rõ muốn cải thiện sinh hoạt thì phải tăng giasản xuấtvà thực hành tiết kiệm, phải có thời gian phấn đấu. Bác Hồ nhấn mạnh một số nhiệm vụ cụ thể trước mắt mà đồng bào và cán bộ Nghệ An phải chú ý thực hiện là: Phải làm tốt công tác sửa sai; hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế và trả nợ cho Nhà nước; phòng chống thiên tai; thực hiện đoàn kết; phát triển nếp sống thuần phong, mỹ tục, thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước. Kết thúc buổi họp mặt, tất cả mọi người cùng hát bài“Kết đoàn”trong không khí thân tình, vui vẻ.

Buổi tối,Bác Hồ thăm Bộ Tư lệnh Quân khu 4, có văn công quân khu biểu diễn. Ban Tổ chức xếp hai hàng ghế sa-lông và hai ghế đệm trước sân khấu. Khi vào hội trường, với tác phong giản dị, gần gũi như những ngày thơ trẻ khi vẫn còn ở quê hương, Bác đặt dép, ngồi trên đôi dép. Thế là hai hàng ghế không có ai ngồi phải khiêng ra. Trong buổi diễn, một nữ diễn viên ngâm bài thơ“Đêm nay Bác không ngủ” làm Bác vô cùng xúc động…



Trong ngôi nhà xưa ở làng Kim Liên, Bác Hồ xúc động bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm ngày còn thơ ấu (Ảnh tư liệu)

Năm 1989, nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Bác Hồ, nhạc sĩ Thuận Yến đã sáng tác bài hát “Người về thăm quê” với giai điệu thật cảm động, gợi lại những kỷ niệm những lần Bác Hồ về thăm quê hương khiến cho người nghe xúc động trào dâng nước mắt:

“Đi khắp phương trời vẫn nhớ tới quê hương.

Người về đây thăm làng Trù quê mẹ, làng Sen quê cha.

Xúc động bồi hồi Người rơi giọt lệ,

Thương mái nhà tranh thương đất mẹ nghèo.

Đi suốt cuộc đời mới được thăm quê hương.

Gặp lại tiếng thoi mẹ ngồi dệt cửi,

Gặp lại giọng trầm đêm trăng cha làm thơ,

Gặp lại tuổi thơ khi nghe hát câu đò đưa”…

-----------------

Tài liệu tham khảo:

- Hồ Chí Minh -Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009,tập 5 (1955-1957);

- Hồ Chí Minh - Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 10 (1955-1957);- Báo Gia đình và Xã hội- Báo Lao động

Chính trị
Xã hội
Kinh tếThế giới
Du lịch
Văn hóa
Thể thao
Bạn đọc viết
Đời sống
Pháp luật
Khoa học - Công nghệ
Tấm lòng của người thầy mang quân hàm xanh
Vạn Ninh: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các khu tái định cư
Xử lý việc san ủi đất, xếp kè đá trên núi Chín Khúc2 bộ đàn đá sau 44 năm rời Khánh Sơn: Đi thật xa để trở về...Chat với… Chat
GPTThị trường du lịch quốc tế: Vẫn trông cậy vào khách Hàn Quốc
VIDEO: Bệnh viện Ung bướu tỉnh Khánh Hòa bước đầu sẽ hoạt động ra sao?


*

*

*


Cho đến tận bây giờ sau hơn 30 năm, “Người về thăm quê” - bài hát của nhạc sĩ Thuận Yến viết về phút giây Bác Hồ về thăm quê hương Nghệ An đầu tiên (năm 1957) vẫn gây xúc động mạnh mẽ từ giai điệu, lời ca…

Trong sự nghiệp của mình, nhạc sĩ Thuận Yến - người con tài hoa của đất Duy Xuyên, Quảng Nam đã dành phần lớn những tác phẩm tâm đắc nhất viết về Bác Hồ. Giải thưởng Hồ Chí Minh Nhà nước tặng nhạc sĩ có chùm ca khúc về Bác rất đặc sắc: “Bác Hồ một tình yêu bao la”, “Việt Nam Hồ Chí Minh”, “Vầng trăng Ba Đình”, “Miền Trung nhớ Bác” và “Người về thăm quê”. Có thể nói, nhạc sĩ đã theo trọn vẹn con đường Bác đi để vẽ nên những khoảnh khắc chân dung Người bằng giai điệu âm nhạc hết sức trang trọng, trìu mến và yêu thương.

*

Bác Hồ về thăm quê Kim Liên, Nghệ An năm 1961.

“Đi khắp phương trời vẫn nhớ tới quê hương. Người về đây thăm làng Chùa quê mẹ và làng Sen quê cha. Xúc động bồi hồi Người rơi giọt lệ, thương mái nhà tranh thương đất mẹ nghèo. Đi suốt cuộc đời mới được thăm quê hương”. Ngay từ câu mở đầu, giai điệu đã dâng trào một cảm xúc rơi lệ cho tất cả. Nhạc sĩ cho biết ông đã sử dụng giai điệu của điệu ru miền Trung cho ca khúc này, vì chỉ có lời ru của quê hương, của mẹ thì người ta mới da diết nhớ thương và chắc chắn Chủ tịch Hồ Chí Minh dù đi bốn phương trời cũng không sao quên được âm thanh tha thiết đó. Chúng ta phải nhớ rằng, Bác rời quê hương từ thuở thiếu niên và cho tới tháng 6-1911, Người rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước tại Bến Nhà Rồng, tới khi trở về thăm quê là hơn nửa thế kỷ. Vì thế, phút giây Người bước vào sân ngôi nhà xưa, nay đều vắng lặng: Cha mất ở tận Đồng Tháp, mẹ an nghỉ ở núi Đại Huệ, anh chị đều không còn… - một cảm xúc không gì diễn tả nổi. Đây chính là cái khó của người sáng tác và nhạc sĩ Thuận Yến đã xử lý trọn vẹn rất con người và hợp tình hợp cảnh: “Gặp lại tiếng thoi mẹ ngồi dệt vải. Gặp lại giọng trầm đêm trăng cha đọc thơ. Gặp lại tuổi thơ đi nghe hát ơ... đò đưa”.

Sau phút giây sâu lắng tới tận cùng xúc động, tác giả đã vẽ một hình ảnh đầy bi tráng của Bác khi Người ngắm bầu trời quê hương xanh thẳm với những nỗi đau vời vợi của người con xa quê nay gặp lại. Trên phim ảnh chúng ta thấy Người lặng lẽ trong ngôi nhà của mình với các kỷ vật và khi bước ra, Người lấy khăn lau nước mắt. Nhạc sĩ Thuận Yến đã thể hiện khái quát bằng giai điệu: “Hồ Chí Minh! Người về thăm quê mang theo bao kỷ niệm. Hồ Chí Minh! Người để lại quê hương nỗi nhớ không nguôi”.

Lời hai của ca khúc tiếp nối bức tranh quê hương hiện tại, đó chính là thành quả của sự hy sinh gần 30 năm qua của Người, chính Người đã làm rạng rỡ quê hương, làm cho non sông gấm vóc thêm sắc màu.

“Người về thăm quê” có một giai điệu thiết tha, trìu mến đầy khắc khoải của một tâm hồn lớn, đây cũng thể hiện thế mạnh của Thuận Yến vì trong nhiều ca khúc, người nhạc sĩ tài hoa này sử dụng những nét nhạc trữ tình đậm chất xứ Quảng. Bài hát này ban đầu được giọng nam trung Quang Phác của Đài Tiếng nói Việt Nam thể hiện nhưng thực sự không ấn tượng, chỉ đến khi giọng ca đậm nữ tính NSND Thu Hiền thể hiện với sự phối khí đúng chất dân ca thì bài hát mới bay bổng như một làn mây trắng giữa bầu trời thu. Thu Hiền đã thể hiện tất cả những âm vực sâu lắng nhất của tâm hồn Hồ Chí Minh khi “Người về thăm quê”.

Xem thêm: Giải Đáp Thắc Mắc: Rụng Trứng Bao Nhiêu Ngày Thì Có Kinh, Cách Tính Ngày Chính Xác

Những năm cuối đời, nhạc sĩ Thuận Yến vẫn say mê đi tìm những giai điệu mới để viết về Bác Hồ, ông coi đó là niềm hạnh phúc lớn nhất trong sự nghiệp âm nhạc của mình.