Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các cách định dạng dữ liệu và căn lề chuẩn trong luận văn tốt nghiệp, cùng đón đọc nhé!


1. Trình bày và định dạng văn bản

Đầu tiên là về định dạng chữ, các trường đại học của Việt Nam thường quy định sử dụng chữ Times New Roman( bảng mã Unicode), kích thước font chữ 13 hoặc 14.

Bạn đang xem: Cỡ chữ chuẩn trong luận văn

Tiếp đến là các yêu cầu đối với việc trình bày và định dạng soạn thảo trên Word: mật độ chữ giữa những dòng bình thường, không được nén hay dãn khoảng cách giữa các dòng chữ. Thường thì các yêu cầu cụ thể đó là đặt ở chế độ line spacing 1.5 Lines,(top margin) lề trên 3.5 cm , (bottom margin) lề dưới 3 cm và (left margin) lề trái 3.5 cm, (right margin) lề phải 2 cm.

Về các số trang được đánh ở giữa và nằm phía trên đầu mỗi trang giấy.

Những bảng biểu nếu có thông tin quá dài thì sẽ được trình bày theo chiều ngang khổ giấy (Orient là Landscape) để có thể chứa hết thông tin trong một trang giấy. Một vài trường hợp ta sẽ phải trình bày theo cách này nhưng không được khuyến khích. Luận văn đại học hay luận văn thạc sỹ sẽ được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (Kích thước chuẩn là 210×297 mm).

*

Bạn cũng có thể thực hiện theo cách sau: Di chuyển chuột đến thước kẻ trái. Tiếp đó nhấp chuột 2 lần vào thước trái thì cũng sẽ làm hiện ra như trên.

*

Khi đã hiện ra thì bạn nhấn chọn các thông số như sau:

*

Lúc này bạn đã có được mẫu chuẩn về canh lề của đồ án hay luận văn tốt nghiệp rồi đấy!Bước 2: Bạn tiếp tục đến với bước canh giữa và khoảng cách giữa các dòng là 1.5. Bạn di chuyển vào thẻ Home rồi nhấn chọn Paragraph như hình vẽ:

*

Để canh đều 2 bên cho văn bản, bạn thực hiện chọn :

*

Để khoảng cách giữa những dòng, bạn làm như hình vẽ:

*

Cuối cùng là bạn nhấn chọn khoảng cách giữa các dòng.

2.Trình bày định dạng các đồ thị

2.1. Các dạng đồ thị thường gặp

Bạn sẽ cần hiểu rằng có rất nhiều những cách để trình bày tài liệu và mỗi dạng đồ thị, biểu đồ lại sẽ có các kiểu khác nhau. Bên dưới dây là một vài dạng đồ thị mà trong các bài luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp, tiểu luận, báo cáo thực tập sẽ hay thường gặp:

Bar: là biểu đồ thanh
Area: là biểu đồ biểu đồ diện tích, vùng
XY (Scatter): là biểu đồ XY (dạng Phân tán)Column: là đồ thị Dạng cột, rất hữu ích nếu bạn cần vẽ cột
Line: là đồ thị Dạng đường: Đường liền có thể vẽ đồ thị hàm y=ax+b
Pie: là biểu đồ hình tròn, miếng bánh.

*

Hiện có 6 loại biểu đồ khi làm luận văn, tiểu luận bạn cần quan tâm dù có hàng chục kiểu biểu đồ khác nhau. Bạn nên nhớ và hiểu rõ ít nhất 6 loại này là đủ để trình bày dữ liệu trong bài luận văn của mình rồi.

2.2 Cách vẽ đồ thị cho luận văn tiểu luận

Bước 1: Nguồn dữ liệu để vẽ

Ví dụ như bạn đang có một bảng dữ liệu bên dưới. Và bạn cũng nên hiểu rằng muốn vẽ được đồ thị thì vấn đề đầu tiên là cần phải có dữ liệu để vẽ.

*

Giả sử như dữ liệu trong 3 năm cùng với 3 sản phẩm A, B, C

Bước 2: Cách vẽ

Đầu tiên, bạn tiến hành chọn vùng dữ liệu đang cần vẽ, sau đó bạn thao tác như sau: Insert -> Column thì lúc này bạn sẽ vẽ được biểu đồ hình cột. Ngoài ra, bạn có thể chọn các biểu đồ khác nếu bạn cần
Kết quả của đồ thị thu được với dữ liệu trên như sau:

*

2.3.Chỉnh sửa đồ thị

Tuy nhiên, sẽ có đôi lúc bạn cảm thấy các biểu đồ mẫu có sẵn chưa phù hợp với những gì bạn cần, bạn sẽ muốn hiển thị tiêu đề, ghi chú, cũng như những số trên đồ thị. Cách làm dưới đây sẽ hướng dẫn bạn:

a) Thêm tiêu đề cho đồ thị:

*

Để có thể chhọn kiểu hiển thị tiêu đề, đầu tiên là không có tiêu đề, ở giữa là tiêu đề căn giữa, và cuối cùng là nhấn chọn tiêu đề trên cùng

Để có thể thêm được tiêu đề cho đồ thị, bạn thực hiện các thao tác như sau: Tại mục Chart Tools, bạn nhấn chuột vào nút Layout –> Chart Title và nhấn chọn kiểu hiển thị.

b) Thêm ghi chú vào trục hoành, trục tung (ox,oy)

*

Nếu bạn đang muốn thêm ghi chú hoặc tiêu đề cho trục hoành (ox) thì bạn thực hiện như sau: Chọn Chart Tools–> Layout –> Labels –> Axis Titles –> Hozirontal, lúc này sẽ có một danh sách xuất hiện để bạn có thể chọn kiểu bạn muốn.

Tương tự với trục tung, bạn chọn Vertical ở bước cuối để chọn mẫu phù hợp.

c) Khoảng co giãn giữa các số trên trục

Đôi khi đồ thị có tỉ lệ không cân đối và bạn muốn thực hiện chỉnh sửa kích thước co giãn sao cho đẹp và hợp lí hơn thì hãy làm cách sau: Đối với trục hoành, trục tung, bạn nhấn chuột phải vào từng trục rồi sau đó nhận chọn Format Axis và thực hiện chỉnh sửa cho hoàn hảo nhé!

Trên đây là những thông tin hướng dẫn về cách định dạng văn bản trong các bài luận, hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong việc hoàn thành bài luận văn của mình. Chúc bạn thực hiện thành công!

Tiểu luận là một trong những bài tập mà bất kì sinh viên nào cũng phải làm ít nhất 1 lần. Để đánh giá một bài tiểu luận tốt và chỉn chu hay không, giảng viên không chỉ dựa vào nội dung, mà còn dựa vào cách trình bày tiểu luận trên bản Word, và đây cũng là khó khăn cho nhiều sinh viên. Trong bài viết này, cdvhnghean.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách trình bày tiểu luận trong ứng dụng tin học văn phòng Word sao cho chuẩn đẹp và chuyên nghiệp nhất, giúp bạn đạt được điểm số cao.


Top khóa học Word được học viên lựa chọn nhiều


*
WOG01 - Tuyệt đỉnh Microsoft Word - Chuyên gia soạn thảo văn bản

G-LEARNING

6188 học viên


4.65 (23 đánh giá)

299,000đ

799,000đ


*
Nhập môn Word cùng cdvhnghean.edu.vn

G-LEARNING

5978 học viên


4.8 (15 đánh giá)

Miễn phí

499,000đ


*
Phím tắt trong Word, Excel, Power Point và Tips để tăng tốc độ làm việc

G-LEARNING

31 học viên


0 (0 đánh giá)

299,000đ

499,000đ


Yêu cầu tổng thể đối với việc trình bày tiểu luận

Về hình thức

Định dạng font chữ:

Sử dụng font chữ Times New Roman
Cỡ chữ: 13 - 14pt
Mật độ chữ bình thường, không co hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các ký tự và các chữ
Không sử dụng định dạng gạch chân (Underline) cho những từ ngữ cần nhấn mạnh hoặc các tiểu mục
Dãn dòng: Dãn dòng ở chế độ 1,5 lines
Căn lề: Căn lề theo thứ tự: Lề trái 3,5 cm (cách khoảng rộng để chừa chỗ đóng gáy); Lề trên: 2,5 cm; Lề dưới: 3 cm; Lề phải: 2 cm. Thông thường, trong Word, đơn vị đo sẽ được để mặc định là Inches. Nếu muốn đổi đơn vị đo sang centimeters để thuận tiện trong các thao tác định dạng trong trình bày tiểu luận, bạn hãy vào thẻ File > Options > Advanced. Ở phần Display bạn đổi đơn vị đo thành Centimeters ở dòng Show measurements in units of.
*

Đánh số trang khi trình bày tiểu luận trong Word, số trang được đánh ở cuối trang, căn lề giữa.

*

Không chèn headers & footers các tiêu đề hoặc tên đề tài ở đầu hoặc cuối văn bản.

Tiểu luận được đóng thành quyển, bìa giấy màu. Nội dung tiểu luận và trang bìa phụ được in trên một mặt giấy trắng khổ A4. Để thay đổi khổ giấy trong Word, ta vào thẻ Layout > Size > A4 (210 x 297mm)

*

Cách trình bày tiểu luận trong Word chuẩn đẹp nhất

Trình bày chương, mục, tiểu mục của tiểu luận

Quy tắc ghi số của chương - mục - tiểu mục: Các chương được ghi bằng chữ số thường (1,2,3,..). Dưới chương là mục gồm 2 chữ số (Ví dụ: 1.1). Dưới mục là nhóm tiểu mục gồm 3 chữ số (Ví dụ: 1.1.1). Dưới nhóm tiểu mục là các tiểu mục gồm 4 chữ số. Việc đánh số này giúp người đọc có thể biết được đang đọc tới phần nào của tiểu luận. Ví dụ: 1.2.3.2 nghĩa là tiểu mục số 2, nhóm tiểu mục 3 trong mục 2 của chương 1.
*
Mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu mục
Tên các chương, mục, tiểu mục cần ngắn gọn, rõ ràng, không đa nghĩa
Khi trình bày tiểu luận, không để tên chương, mục hoặc tiểu mục ở dòng cuối cùng của trang văn bản. Nếu còn sót lại 1 dòng cuối cùng của trang hiện tại, hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để ngắt trang và bắt đầu ghi tên chương/mục/tiểu mục kế tiếp ở trang tiếp theo.Phụ lục, tài liệu tham khảo: Sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13.

Trình bày bảng biểu, hình vẽ, biểu đồ,...trong tiểu luận

Khi trình bày tiểu luận trong Word, cần đánh số cho bảng biểu, hình vẽ, biểu đồ để dễ dàng theo dõi. Số của bảng biểu, hình vẽ, biểu đồ....được đánh theo số chương. Ví dụ: Bảng 2.3 nghĩa là bảng thứ 3 trong chương 2.Tên, đầu đề của bảng biểu được ghi ngay phía trên bảng; Tên, đầu đề của hình vẽ, biểu đồ được ghi ngay phía dưới biểu đồ, hình vẽ.Các hình vẽ, đường viền của bảng, đồ thị cần được trình bày bằng màu đen để dễ dàng nhìn.Trong phần nội dung, khi đề cập đến bảng biểu hoặc biểu đồ nào đó, cần nêu rõ số của biểu đồ, hình, bảng biểu đó (Ví dụ: "...được thể hiện trong hình 2.3") , không được viết là “...được thể hiện trong hình vẽ dưới đây”

Trình bày tài liệu tham khảo và trích dẫn trong tiểu luận

Nếu đoạn trích ít hơn 2 câu hoặc 4 dòng chữ đánh máy thì có thể đặt ngay trong phần đoạn văn đang viết và sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu đoạn trích dài hơn thì cần tách phần trích dẫn ra thành đoạn riêng, lùi lề trái 2cm và không cần sử dụng dấu ngoặc kép.

Khi trình bày các tài liệu tham khảo, chú thích, cần xếp riêng các tài liệu theo từng ngôn ngữ, theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của mỗi nước.

Nếu tài liệu không có tên tác giả mà là tư liệu từ các cơ quan, tổ chức, cần xếp theo thứ tự ABC theo từ đầu tiên của tên cơ quan, tổ chức đó.

Nếu tài liệu tham khảo là sách, giáo trình, luận án, báo cáo… khi trình bày tiểu luận phần liệt kê tài liệu tham khảo, cần ghi đầy đủ các thông tin sau:

Tên tác giả (Cá nhân hoặc cơ quan ban hành) (Năm xuất bản)Tên sách, luận án hoặc báo cáo dùng đê trích dẫn (in nghiêng)Nhà xuất bản
Nơi xuất bản
Ví dụ: Michael Porter (2018), Chiến lược cạnh tranh, NXB Tuổi trẻ, Hà Nội
Nếu tài liệu tham khảo là bài báo, tạp chí, khi trình bày tiểu luận phần liệt kê tài liệu tham khảo, cần ghi đầy đủ các thông tin sau:Tên tác giả (Năm công bố)"Tên bài báo/tạp chí" (Đặt trong dấu ngoặc kép)(Số)Các số trang
Ví dụ: Đỗ Huy(1990), “ Về bản sắc dân tộc của văn hoá ”,Tạp chí Triết học,(Số 1), tr8Nếu tài liệu được thu thập từ các nguồn trên Internet, khi trình bày tiểu luận phần liệt kê tài liệu tham khảo, cần ghi đầy đủ các thông tin sau:Tên tác giả (Thời gian công bố)Tên tài liệu
Địa chỉ website
Đường dẫn tới nội dung
Thời gian trích dẫn
Khi trình bày tiểu luận, phần chú thích tài liệu trong nội dung cần trình bày ngay sau nội dung cần chú thích, trong dấu ngoặc vuông < >, không được chú thích ở cuối trang.

Xem thêm: Cfs12170 "Sẵn Có Bài Ném Đá Kang Gary Và Ji Hyo Gửi Đến Gary Khi Say Xỉn

Những điều cần lưu ý khác khi trình bày tiểu luận trong Word

Phần phụ lục: Bao gồm những nội dung để minh họa cho nội dung tiểu luận như Mẫu phiếu khảo sát, bảng thống kê,....Về viết tắt: Không được làm dụng chữ viết tắt khi trình bày tiểu luận. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần xuyên suốt tiểu luận. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức… thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Cần có danh mục các chữ viết tắt ở đầu phần nội dung để người đọc có thể nhận biết

Tổng kết

Như vậy, trong bài viết này, cdvhnghean.edu.vn đã giới thiệu tới bạn những nguyên tắc và lưu ý khi trình bày tiểu luận trong Word. Đây là những nội dung vô cùng quan trọng để bạn có thể trình bày tiểu luận hay khóa luận tốt nghiệp một cách chuẩn, đẹp và chuyên nghiệp nhất. Chúc bạn áp dụng thành công!